Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển khai cấp bách các giải pháp khống chế dịch cúm gia cầm A/H5N8

PV - 22:29, 06/07/2021

Lần đầu tiên Việt Nam phát hiện chủng virus cúm gia cầm A/H5N8 với 3 ổ dịch ở Hòa Bình, Cao Bằng và Quảng Ninh. Do chủng virus này có thể lây sang người nên Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương cấp bách triển khai các giải pháp khống chế ổ dịch.

Bộ NN&PTNT đã và đang tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu khẩn cấp vaccine phòng bệnh cúm gia cầm A/H5N8. Ảnh minh họa
Bộ NN&PTNT đã và đang tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu khẩn cấp vaccine phòng bệnh cúm gia cầm A/H5N8. Ảnh minh họa

3 ổ dịch chưa rõ nguồn lây

Trong tháng 6/2021, Việt Nam lần đầu tiên phát hiện chủng virus cúm A/H5N8 trên gia cầm. Cụ thể, tại tỉnh Hòa Bình, ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8 xảy ra trên đàn gia cầm 5.000 con của một hộ chăn nuôi tại xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy.

Tại tỉnh Cao Bằng, ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8 xảy ra trên đàn gia cầm 175 con của một hộ chăn nuôi tại phường Ngọc Xuân, TP. Cao Bằng. Trước đó, ngày 16/6/2021, lực lượng thú y phát hiện 1 mẫu giám sát cúm gia cầm chủ động tại chợ Nước Hai, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng dương tính với virus cúm gia cầm A/H5N8. Tiếp đó, từ ngày 22-25/6/2021, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y của tỉnh Cao Bằng đã tiến hành tăng cường lấy mẫu giám sát cúm gia cầm tại các chợ buôn bán gia cầm sống. Ngày 1/7/2021, Chi cục Thú y vùng II đã xét nghiệm, phát hiện 8/40 mẫu gộp (5 mẫu đơn gộp thành 1 mẫu gộp; tương đương 40 mẫu cá thể gia cầm) tại 5 chợ dương tính với virus cúm gia cầm A/H5N8.

Tỉnh Quảng Ninh cũng vừa phát hiện ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8 xảy ra trên đàn gia cầm 2.000 con của một hộ chăn nuôi tại xã Vũ Oai, TP. Hạ Long.

Các địa phương đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm mắc bệnh tại các hộ chăn nuôi nêu trên và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định; đến nay không xuất hiện thêm ổ dịch mới.

Theo ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), nguyên nhân phát sinh dịch bệnh có thể do giống gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm mới mua về không được nuôi cách ly trước khi nhập đàn; chuồng trại không đảm bảo an toàn sinh học, điều kiện vệ sinh thú y; vị trí chuồng trại chăn nuôi thuộc khu vực đồi núi, thường xuyên có gà rừng, chim cảnh hoặc tiếp xúc với chim trời mang mầm bệnh…

Về triệu chứng, ông Long cho biết, gia cầm mắc bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao (bao gồm chủng cúm gia cầm A/H5N8) có thời gian ủ bệnh ngắn, thường từ 1 đến 3 ngày, có thể dài hơn tuỳ theo độc lực của virus. Do vậy, gia cầm mắc bệnh thường bị chết đột ngột, có thể không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Tỉ lệ chết có thể lên tới 100% tổng đàn trong vòng vài ngày; gia cầm đi không bình thường, loạng choạng, lắc đầu, run rẩy, mệt mỏi, nằm tụ tập từng đám. Bên cạnh đó có các biểu hiện ở đường hô hấp như ho, khó thở, sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, thở khò khè, viêm xoang, sưng viêm mí mắt, chảy nhiều nước mắt, nhiều con sưng khớp; sưng phù đầu và mặt, sưng mí mắt, mào tím tái; xuất huyết dưới da đặc biệt ở những chỗ da không có lông; tiêu chảy, phân loãng màu trắng hoặc trắng xanh, năng suất trứng giảm rõ rệt ở những con gia cầm đang đẻ, có trường hợp đẻ trứng không có vỏ.

Nguy cơ dịch bệnh lây lan rất cao

Ông Nguyễn Văn Long nhận định, trong thời gian tới, nguy cơ dịch cúm gia cầm A/H5N8 lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng là rất cao do virus cúm gia cầm A/H5N8 lần đầu tiên xuất hiện tại nước ta, hiện vẫn chưa rõ nguồn lây nhiễm. Virus được phát hiện từ các gia cầm được chăn thả trên khu vực rộng, đặc biệt được phát hiện từ giám sát chủ động tại chợ buôn bán gia cầm sống, nơi việc buôn bán vận chuyển, giết mổ gia cầm diễn ra thường xuyên, điều kiện vệ sinh thú y chưa đảm bảo, việc truy xuất, tiêu hủy gia cầm mắc bệnh gặp nhiều khó khăn. Việc giao thương buôn bán, vận chuyển gia cầm tăng cao trên tổng đàn gia cầm lớn, mật độ chăn nuôi cao, nhất là chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn sinh học.

Để khoanh vùng, khống chế các ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8, ông Long cho biết, Cục Thú y tiếp tục cử các đoàn công tác đến các địa phương có nguy cơ cao để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra và hỗ trợ triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Cục đã và đang tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu khẩn cấp vaccine phòng bệnh cúm gia cầm A/H5N8. Trong 6 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp đã sản xuất, cung ứng 340,3 triệu liều vaccine cúm gia cầm. Hiện, trong kho của các doanh nghiệp đang còn 121,4 triệu liều; dự kiến sản xuất, nhập khẩu đến cuối năm 2021 là 262,8 triệu liều, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu cho công tác phòng bệnh, tiêm phòng bao vây chống dịch. Trong đó, các loại vaccine phòng bệnh do chủng virus cúm gia cầm A/H5N6 gây ra và có thể sử dụng để phòng bệnh do chủng virus cúm gia cầm A/H5N8.

“Cục Thú y đã hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm 4 loại vaccine cúm gia cầm thế hệ mới và vaccine phòng chủng virus cúm gia cầm A/H5N8, dự kiến trong tháng 8/2021 sẽ hoàn thành và sẽ xem xét, cho phép lưu hành”, ông Nguyễn Văn Long thông tin.

Tính đến tháng 6/2021, tổng cộng đã có 64 quốc gia, vùng lãnh thổ báo cáo phát hiện chủng virus này. Từ đầu năm 2021 đến nay, trên thế giới có tổng cộng 2.757 ổ dịch do chủng virus cúm gia cầm A/H5N8 gây ra, chiếm gần 70% trong tổng số các ổ dịch cúm gia cầm do các chủng virus khác nhau gây ra tại hàng chục quốc gia; trong tháng 2/2021, có 7 người tại Liên bang Nga được xác định nhiễm virus cúm A/H5N8.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.