Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm

Hồng Phúc - 09:28, 19/02/2020

Thời tiết mưa ẩm dài ngày và nhu cầu lớn về vận chuyển động vật, các sản phẩm động vật khiến nhiều bệnh dịch trên gia súc, gia cầm có nguy cơ bùng phát trở lại.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường (ngoài cùng bên phải) kiểm tra công tác phòng chống dịch cúm gia cầm ngày 16/2. Ảnh: Khương Lực.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường (ngoài cùng bên phải) kiểm tra công tác phòng chống dịch cúm gia cầm ngày 16/2. Ảnh: Khương Lực.

Trong lúc dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) diễn biến phức tạp, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều ổ bệnh cúm gia cầm tại 5 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Nội. Tính đến thời điểm này, có thêm 3 ổ dịch mới phát hiện tại Thanh Hóa và Trà Vinh nâng tổng số ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 cả nước lên 16, với 55.071 con gia cầm phải tiêu hủy.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công văn số 167/TTg-NN về việc chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm và ở người. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương phòng, chống bệnh cúm gia cầm, ngăn chặn không cho dịch cúm gia cầm vào Việt Nam... Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành công điện khẩn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm.

Hiện tại, nhà chức trách đã phun thuốc khử trùng bao vây ổ dịch, yêu cầu các hộ chưa được tái đàn trong thời gian tới. Ngành Thú y khuyến cáo người chăn nuôi thường xuyên tiêm phòng đàn gia cầm theo định kỳ, thực hiện tốt việc tiêu độc khử trùng chuồng trại.

Trong bối cảnh dịch bệnh do Covid-19 đang diễn biến phức tạp và với điều kiện thời tiết hiện nay, việc phòng, chống dịch cúm gia cầm có ý nghĩa quan trọng. Sự vào cuộc của các cấp, ngành đã thấy rõ, vấn đề lúc này là nâng cao hơn nữa trách nhiệm, triển khai mạnh mẽ các giải pháp, với phương châm kiểm soát chặt, phát hiện sớm, không để bùng phát ra diện rộng và “không để dịch chồng dịch”.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận