Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Trao giải Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2021

T.Hợp - 19:30, 29/12/2021

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2021.

Ban tổ chức trao giải Nhất cho tác giải Lê Hải Vân, giáo viên Trường THCS Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội).
Ban tổ chức trao giải Nhất cho tác giải Lê Hải Vân, giáo viên Trường THCS Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội).

Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2021 nhằm ghi nhận, tôn vinh những thầy, cô giáo có nhiều đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục; đồng thời ghi nhận và tôn vinh những cơ sở giáo dục có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy - học và giáo dục, đào tạo học sinh, sinh viên.

Theo Ban tổ chức, cuộc thi đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong các nhà trường. Các bài dự thi tập trung vào 2 chủ đề chính là thầy cô giáo và mái trường. Trong đó, nhiều tác phẩm thể hiện những kỷ niệm, tình cảm, cảm xúc về mái trường gắn liền với hình ảnh của thầy giáo, cô giáo. Mỗi tác phẩm là 1 câu chuyện đẹp với những ấn tượng về thầy cô, học sinh. 

Dù ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng số lượng và chất lượng bài dự thi vẫn không ngừng tăng lên. Cuộc thi năm nay có hơn 50.000 bài dự thi, các tác phẩm được tác giả đầu tư công phu với hình thức đẹp mắt. Ban tổ chức đã chọn ra 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 10 giải Khuyến khích để trao giải.

Giải Nhất thuộc về tác giả Lê Hải Vân, giáo viên Trường THCS Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội) với tác phẩm “Viết về em, người đã khuất”. 2 giải Nhì thuộc về tác giả Nguyễn Thị Minh, giáo viên Trường Tiểu học Hải Phương (Hải Hậu, Nam Định) với tác phẩm "Người thầy trong tôi"; tác giả Nguyễn Thị Kim Ánh, giáo viên Trường THCS Sơn Tây (Hương Sơn, Hà Tĩnh) với tác phẩm “Đủ yêu thương sẽ gần nhau hơn”.

Cuộc thi lần đầu tổ chức vào năm 2018 và đã nhận được sự đón nhận, hưởng ứng của thầy cô, học sinh, sinh viên trên cả nước. Cuộc thi đã trở thành sự kết nối tình cảm giữa thầy trò, nhà trường, học trò ngày càng tốt đẹp. Đây là cuộc thi có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phát huy truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc./.

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.