Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

TP. Hưng Yên thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2024 đạt 2.083,756 tỷ đồng

Xuân Hải - 10:59, 21/11/2024

Thời gian qua, bằng việc tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế có sẵn, tận dụng những ưu thế mới, TP. Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) chuyển mình mạnh mẽ và đang trở thành một thành phố năng động, hiện đại với kinh tế tăng trưởng tốt, diện mạo đô thị, nông thôn khởi sắc.

Không gian xanh của đô thị thành phố Hưng Yên
Không gian xanh của đô thị TP. Hưng Yên

Thông tin từ UBND TP. Hưng Yên, trong thời gian qua, mặc dù gặp những khó khăn nhất định, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Thành ủy, HĐND, UBND TP. Hưng Yên, cùng sự nỗ lực phấn đấu cao của Nhân dân và doanh nghiệp Thành phố, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024 đạt kết quả khá tích cực.

Theo đó, 9 tháng đầu năm, thu ngân sách trên địa bàn Thành phố đạt 2.083,756 tỷ đồng, bằng 128,2% dự toán tỉnh giao. Đối với sản xuất nông nghiệp 9 tháng đầu năm chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, đặc biệt là siêu bão Yagi và mưa lũ sau bão đã ảnh thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh nói chung và thành phố nói riêng. Giá trị sản suất nông nghiệp, thủy sản ước đạt 912,53 tỷ đồng, tăng 1,9 % so cùng kỳ năm trước (Kế hoạch năm tăng 2,6%).

Diện tích gieo trồng cây hằng năm đạt 3.735,68ha (giảm 71,44ha so cùng kỳ năm trước); diện tích gieo trồng vụ xuân và vụ mùa năm 2024 đạt 1.459ha, giảm 6,2% (bằng 96,22ha) so cùng kỳ năm trước (đối với sản xuất vụ xuân năng suất lúa trên địa bàn thành phố đạt 68,63 tạ/ha; năng suất vụ mùa đạt 48,68 tạ/ha, dẫn tới năng suất lúa chung cả năm 2024 thấp hơn năm 2023 - giảm khoảng 4 tạ/ha). Diện tích gieo trồng các loại cây hằng năm khác ở cả 3 vụ (đông, xuân, mùa) năm 2024 (trừ cây lúa) đạt 2.276,68ha, tăng 1,1% (bằng 24,78ha) so cùng kỳ năm trước.

Tổng diện tích trồng cây lâu năm ước đạt 2.010ha, tăng 0,8% so cùng kỳ năm trước; các loại cây có sự tăng giảm chủ yếu là chuối, cam, ổi, cây dược liệu… Qua đánh giá sản lượng cây ăn quả 9 tháng năm 2024 tăng, giảm không đáng kể so cùng kỳ năm trước nhưng trong quý IV toàn bộ diện tích chuối, cam của các xã, phường chịu thiệt hại mưa lũ gần như không còn diện tích thu hoạch nữa nên dự báo ước sản lượng cây ăn quả năm 2024 giảm đáng kể so năm 2023.

Về hoạt động chăn nuôi của Thành phố 9 tháng đầu năm tương đối ổn định, giá bán gia cầm vẫn được duy trì ở mức cao nên sản lượng xuất bán so với cùng kỳ năm trước vẫn đạt ở mức tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ kéo dài, tình hình chăn nuôi bị thiệt hại cả về vật nuôi và chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi, đặc biệt ở các xã, phường ngoài đê, ven sông Hồng.

Tổng đàn lợn ước đạt 73.385 con, giảm 3,71% so với cùng kỳ năm trước; đàn trâu, bò ước 15.611 con, tăng 3,83% so cùng kỳ năm trước; tổng đàn gia cầm là 490,54 nghìn con, giảm 5,17% so với cùng kỳ năm trước. Do ảnh hưởng của bão lũ, diện tích nuôi trồng thủy sản ước chỉ còn 39,59ha, giảm 81,97% (tương đương 180ha); sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 727,95 tấn (giảm 69,93% tương đương 1693,5 tấn so cùng kỳ năm trước).

Cùng với đó, Chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương được triển khai toàn diện, đến nay, hành phố tiếp tục chỉ đạo các xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020, định hướng 2030. Hoàn thiện hồ sơ thủ tục báo cáo tỉnh để đề nghị thẩm định xã Hùng Cường, Phương Chiểu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.

Nhãn lồng Hưng Yên được xếp hạng 13/50 trái cây nổi tiếng của Việt Nam (Ảnh: Bảo Ban).
Nhãn lồng Hưng Yên được xếp hạng 13/50 trái cây nổi tiếng của Việt Nam. (Ảnh: Bảo Ban)

Trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, môi trường cũng được tăng cường; hạ tầng giao thông tiếp tục được đầu tư, phát triển; hoạt động thương mại, dịch vụ có chuyển biến rõ rệt. Giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao và du lịch, y tế - dân số, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân được chú trọng. Quân sự, quốc phòng địa phương được bảo đảm. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững...

Những tháng cuối năm, TP. Hưng Yên đang tiếp tục tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, như: Tập trung triển khai thực hiện quyết liệt các Nghị quyết, Chương trình hành động của Quốc hội, của Chính phủ và của tỉnh và Thành phố về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân và các hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao; khuyến khích tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; tăng cường công tác quản lý thuế, thu hồi nợ đọng thuế, trong đó tập trung đôn đốc nguồn thu ngoài quốc doanh…

Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025, theo yêu cầu của UBND tỉnh và các sở, ban, ngành tỉnh đảm bảo tiến độ theo quy định. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc xây dựng Đề án thành lập các phường thuộc TP. Hưng Yên, để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đảm bảo tiến độ.

Tin cùng chuyên mục
Những điểm sáng ở huyện miền núi Quế Phong

Những điểm sáng ở huyện miền núi Quế Phong

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng, cơ sở hạ tầng có nhiều khởi sắc… là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An). Trong đó một niềm vui lớn hơn đến từ việc chuyển biến về nhận thức, suy nghĩ của bà con dân bản, khi nơi đây từng "điểm nóng" về tảo hôn thì nay Quế Phong đã thành điểm sáng trong công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết.