Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Minh Khánh - 18:00, 07/07/2024

Chiều 7/7, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội nghị Công bố quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2050. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Tại Hội nghị, ông Trần Quốc Toản - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên cho biết, quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 489/QĐ-TTg, ngày 10/6/2024, xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Hưng Yên phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, có quy mô kinh tế và trình độ phát triển trong nhóm dẫn đầu cả nước.

Tầm nhìn đến năm 2050, Hưng Yên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố thông minh, giàu đẹp, văn minh, văn hiến, giàu bản sắc văn hóa, phát huy đầy đủ những giá trị cốt lõi của văn hóa Phố Hiến xưa; là nơi đáng sống của vùng Đồng bằng sông Hồng; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; là trung tâm kết nối giữa các địa phương trong vùng và cả nước. 

Quy hoạch tỉnh Hưng Yên xác định 3 ngành quan trọng: Công nghiệp; Dịch vụ; Nông nghiệp; tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội theo mô hình “mạng lưới”, đa cực tích hợp, dựa trên cấu trúc khung phát triển gồm: 2 vùng, 2 hành lang, 5 trục, 3 trung tâm.

Toàn cảnh Hội nghị Công bố quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050
Toàn cảnh Hội nghị Công bố quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2050

Trong đó, 2 vùng kinh tế - xã hội gồm: Vùng phát triển phía Nam là vùng phát triển đô thị - khoa học công nghệ - dịch vụ - du lịch và công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Vùng phát triển phía Bắc là vùng phát triển đô thị - công nghiệp năng động của tỉnh gắn với Thủ đô Hà Nội, cảng hàng không quốc tế Nội Bài, trục hành lang kinh tế - đô thị quan trọng quốc gia, quốc tế và cảng biển cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện.

Hai hành lang kinh tế là hành lang công nghiệp - đô thị cấp vùng gắn với Quốc lộ 5 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và hành lang văn hóa - lịch sử - sinh thái sông Hồng, phát triển du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái gắn với tuyến đường “Di sản” ven sông Hồng.

Cũng tại Hội nghị, tỉnh Hưng Yên đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 24 dự án có tổng số vốn 760 triệu USD và 10.000 tỷ đồng trong các lĩnh vực: Hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, thương mại, điện tử, logistics, nội thất, linh kiện cơ khí… cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao, biểu dương và chúc mừng những thành quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân tỉnh Hưng Yên đã đạt được, đóng góp tích cực vào phát triển chung của đất nước. Chỉ rõ vai trò của quy hoạch trong dẫn dắt, định hướng khai thác, sử dụng hiệu quả không gian, đồng thời cũng đưa ra yêu cầu, quan điểm, nhiệm vụ trọng tâm của công tác quy hoạch, Thủ tướng nhận định, Hưng Yên có nhiều dư địa, tiềm năng, cơ hội để phát triển bứt phá.

UBND tỉnh Hưng Yên đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư 23 dự án với tổng mức đầu tư gần 763 triệu USD.
UBND tỉnh Hưng Yên đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư 23 dự án với tổng mức đầu tư gần 763 triệu USD

Quy hoạch được công bố có ý nghĩa rất quan trọng, tạo không gian phát triển mới, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực phát triển hiệu quả, bền vững để Hưng Yên là điểm đến hấp dẫn, tạo động lực phát triển địa phương và vùng. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Hưng Yên phải tích cực trong việc triển khai, cụ thể hóa quy hoạch, nhất là trong tổ chức không gian kinh tế - xã hội theo mô hình mạng lưới, đa cực tích hợp, dựa trên cấu trúc khung phát triển gồm 2 vùng, 2 hành lang, 5 trục và 3 trung tâm. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính Cũng đề nghị tỉnh Hưng Yên thực hiện tốt phương châm “Một tập trung - Hai tăng cường - Ba đẩy mạnh”. Trong đó, tập trung huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để thúc đẩy các động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng); tạo đột phá vào các động lực tăng trưởng (kinh tế số, kinh tế xanh)... Tăng cường đầu tư, phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; tăng cường kết nối vùng, khu vực, trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông, chuỗi sản xuất và cung ứng. Đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo…

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận