Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

TP. Hồ Chí Minh: Từ 0h ngày 25/8 giấy đi đường phải do Cơ quan Công an cấp

T.Hợp - 17:09, 25/08/2021

Công an TP. Hồ Chí Minh vừa có thông báo hướng dẫn thực hiện kiểm soát người được phép lưu thông trên đường. Theo đó, từ 0h ngày 25/8, những người thuộc diện ưu tiên ra đường trong thời gian TP. Hồ Chí Minh siết giãn cách xã hội sẽ không sử dụng giấy đi đường theo mẫu cũ được cấp ngày 22/8 mà sử dụng mẫu mới do Công an TP. Hồ Chí Minh cấp.

Mẫu giấy đi đường mới do Phòng PC08 hoặc công an địa phương cấp
Mẫu giấy đi đường mới do Phòng PC08 hoặc công an địa phương cấp

Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết trước 0h ngày 25/8, tất cả người trong 17 nhóm tại công văn 2800 và nhóm bổ sung tại công văn 2850 của UBND Thành phố được phép di chuyển phải có giấy đi đường mẫu mới do Phòng PC08 hoặc công an quận, huyện, TP. Thủ Đức, phường, xã, thị trấn cấp.

Phòng PC08 có nhiệm vụ cung cấp giấy đi đường (mẫu mới) kèm chữ ký và đóng dấu cho các sở, ngành rồi điền vào theo thông tin trong mẫu và thực hiện. Sở, ngành sẽ căn cứ vào các nhóm được di chuyển tại công văn 2800, 2796, 2850, sau đó tổng hợp số lượng, gửi danh sách đến Phòng PC08.

Người dân, doanh nghiệp nộp danh sách về đơn vị chủ quản tập hợp. Nếu giấy đi đường mà CATP ủy quyền thì trưởng CA quận, huyện, TP. Thủ Đức sẽ ký và đóng dấu cấp cho những người được phép lưu thông. Nếu nhóm nào thuộc thẩm quyền trưởng công an phường, xã, thị trấn ký thì giao cho địa phương này ký, đóng dấu.

Về phạm vi hiệu lực của Giấy đi đường như sau: Giấy đi đường do Phòng PC08 và Công an cấp huyện được ủy quyền ký có hiệu lực toàn Thành phố; Giấy đi đường do Trưởng Công an cấp xã được ủy quyền ký có hiệu lực trong phạm vi cấp huyện của nơi Công an cấp xã đóng quân.

Đối với các phương tiện vận tải hàng hoá, Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết, các xe vận tải hàng hóa trong Thành phố đã được cấp mã QR code được phép lưu thông theo khu vực, lộ trình, thời gian đã được cấp phép, không kiểm tra Giấy đi đường (kể cả xe taxi đã được cấp mã QR, xe khách đã được cấp QR, xe chở công nhân đã được cấp mã QR). Các xe vận tải hàng hóa trong Thành phố không được cấp mã QR thì tài xế và người ngồi trên xe phải có Giấy đi đường theo quy định.

Ngoài ra, Phòng CSGT CATP cũng nhấn mạnh, giấy đi đường phải sử dụng đúng mục đích, hoạt động trong nội thành, sử dụng đúng công việc, hạn chế việc di chuyển tránh phát sinh lây lan dịch bệnh.

Trong sáng 25/8, tuỳ vào tình hình thực tế một số đơn vị chưa kịp nhận mẫu giấy đi đường mới do CATP cấp (những người trong 17 nhóm được phép lưu) thì sẽ dựa và tình hình thực tế hoặc căn cứ vào mẫu giấy đi đường cũ do Sở, nghành cấp quản lý để có hình thức xử lý linh động.

Khi chưa có giấy đi đường nêu trên của CATP thì vẫn áp dụng các loại giấy đi đường đã quy định tại công văn 2800, 2796 cho đến 0h ngày 25/8/2021.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.