Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ứng dụng công nghệ thông tin kiểm soát giấy đi đường khi giãn cách

PV - 14:28, 11/08/2021

Thành phố Hà Nội cần có cách làm khoa học và chuẩn xác hơn nữa trong việc xác nhận, kiểm soát giấy đi đường. Trong đó, một trong những giải pháp cần xem xét là tập trung ứng dụng công nghệ thông tin để cấp và kiểm soát giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội.

Kiểm tra giấy đi đường của người dân. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Kiểm tra giấy đi đường của người dân. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Trước những bất cập trong việc xác nhận, kiểm soát giấy đi đường của doanh nghiệp, người lao động trong doanh nghiệp trong thời gian giãn cách xã hội, UBND thành phố đã có những điều chỉnh phù hợp hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc xác nhận giấy đi đường chỉ là phần "ngọn", không kiểm soát được việc doanh nghiệp có đủ điều kiện làm việc này không. Thực tế có doanh nghiệp phá sản, giải thể, vi phạm pháp luật, chuyển trụ sở… cũng không báo cho chính quyền sở tại. Do vậy, thành phố Hà Nội cần có cách làm khoa học và chuẩn xác hơn nữa trong việc xác nhận, kiểm soát giấy đi đường. Trong đó, một trong những giải pháp cần xem xét là tập trung ứng dụng công nghệ thông tin để cấp và kiểm soát giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội.

Hiện nay, hai cơ quan Thuế và Bảo hiểm xã hội nắm chắc nhất về số doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng lao động của doanh nghiệp. Thành phố Hà Nội cần huy động kho dữ liệu của hai đơn vị này, từ đó cung cấp danh sách tên doanh nghiệp, mã số thuế, số điện thoại, số lao động mà doanh nghiệp đang đóng bảo hiểm cho UBND các phường để thực hiện việc xác nhận.

Được biết, hiện nay Cục Thuế Hà Nội đang quản lý khoảng 311.000 doanh nghiệp, với đầy đủ mã số thuế và ngành nghề kinh doanh. Từ đó, sẽ lọc ra được những doanh nghiệp nào đang hoạt động ở ngành nghề thiết yếu, cung cấp cho chính quyền địa phương theo giấy phép đăng ký kinh doanh.

Mặt khác, Bảo hiểm xã hội thành phố, qua phần mềm VssID (bảo hiểm số), sẽ biết được từng doanh nghiệp có bao nhiêu lao động đang đóng bảo hiểm hiểm, độ tuổi của lao động. Các thông số trên sẽ giúp chính quyền biết được doanh nghiệp có xin xác nhận vượt quá số lao động thực tế hay không hoặc có “cài” thêm người ngoài vào danh sách xin giấy xác nhận hay không.

Hơn nữa, điều kiện công nghệ thông tin của thành phố hiện nay cho phép doanh nghiệp đẩy dữ liệu về cổng dữ liệu tập trung của thành phố. Từ đó, thành phố Hà Nội xem xét, đủ điều kiện sẽ cấp cho một mã QR theo quy định. Khi đi đường, người của doanh nghiệp được cấp mã chỉ cần sử dụng mã này quét, cùng với chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân để được xem xét qua chốt một cách nhanh chóng. Trong trường hợp cần hậu kiểm, cán bộ tại chốt có thể liên lạc với UBND các phường để phối hợp kiểm tra thông tin của công ty, doanh nghiệp một cách dễ dàng.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cấp giấy chứng nhận đi đường, cũng như kiểm soát người đi đường là việc làm rất cần thiết. Có thể, khi triển khai, bước đầu gây tốn kém kinh phí cho đầu tư công nghệ, tuy nhiên trước bối cảnh dịch có thể kéo dài, việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp giảm được áp lực cho chốt kiểm soát dịch COVID-19; bớt đi tụ tập đông người tại các trụ sở UBND phường để xin xác nhận.

Quan trọng nhất, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát đi lại sẽ tạo thuận lợi người dân, doanh nghiệp, giúp họ không mất thời gian cho việc xác nhận ở phường. Hơn nữa, qua công nghệ thông tin, doanh nghiệp cũng không dám làm sai, cấp không đúng cho người bên ngoài bởi doanh nghiệp có thể bị giám sát chặt chẽ từ cơ quan Thuế và Bảo hiểm xã hội.

Dù áp dụng công nghệ hay cách thức gì trong quản lý, cũng có thể tạo ra kẽ hở để nhiều đối tượng lợi dụng, chống đối. Bởi vậy, quan trọng nhất là mỗi người dân Thủ đô hãy nâng cao ý thức chấp hành quy định của Chỉ thị 16, “ai ở đâu, ở yên đó” để phòng, chống dịch khi chính quyền buộc phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội. /.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.