Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

TP. Hồ Chí Minh: Thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc

Lê Vũ - 20:44, 10/08/2023

Tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chiều 10/8, ông Nguyễn Hải Nam, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, các cơ sở y tế công lập đã phải đối mặt với tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc cao kể từ sau đại dịch Covid-19. Hiện ngành Y tế đang có nhiều giải pháp đồng bộ để khắc phục tình trạng trên.

Ông Nguyễn Hải Nam, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh chia sẻ thông tin tại họp báo
Ông Nguyễn Hải Nam - Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh chia sẻ thông tin tại họp báo

Cụ thể, Từ ngày 1/1 đến ngày 10/8/2023, số lượng viên chức nghỉ việc là 547 người; trong đó, có 202 bác sĩ, 239 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. Số lượng viên chức nghỉ việc 8 tháng đầu năm 2023 có xu hướng giảm so với năm 2022 là 1.523 người (trong đó 362 bác sĩ, 816 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y).

Viên chức nghỉ việc năm 2022 vì nhiều lý do khác nhau như áp lực công việc cao, không bảo đảm sức khỏe làm việc, sức khỏe suy giảm sau dịch COVID-19, đơn vị công tác xa nhà, tập trung thời gian học sau đại học, muốn thay đổi môi trường làm việc, mức thu nhập thấp so với nơi làm việc khác. Những nhân viên y tế đã nghỉ việc thường là người trẻ có thâm niên công tác dưới 5 năm. Ngoài ra còn có một số nhân viên y tế có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm.

Trước thực trạng trên, được lãnh đạo Thành phố cùng các sở, ngành quan tâm, chỉ đạo sâu sát và tạo điều kiện thuận lợi, Ngành Y tế Thành phố đã kịp thời nắm bắt, tổng hợp tình hình, thực hiện đồng bộ các giải pháp để từng bước khắc phục tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc.

Theo đó, Sở Y tế đã tổ chức chương trình lắng nghe và trao đổi trực tuyến với nhân viên y tế thuộc các đơn vị theo từng nhóm đối tượng cụ thể nhằm kịp thời tìm hiếu tâm tư, nguyện vọng của nhân viên y tế; các khó khăn và đề xuất về môi trường làm việc, thu nhập, tiền lương, khối lượng công việc, cơ hội được đào tạo, thăng tiến và mối quan hệ với lãnh đạo đơn vị, với đồng nghiệp. Qua đó, xây dựng môi trường làm việc công bằng, dân chủ, thân thiện, đoàn kết,...

Sở cũng kịp thời, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác, khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức tham gia học tập, nâng cao trình độ, năng lực ở trong nước và ngoài nước.

Sở Y tế cũng xây dựng và triển khai các chính sách đặc thù về củng cố, nâng cao năng lực Trạm Y tế phường, xã, thị trấn; triển khai thí điểm chương trình thực hành tại Bệnh viện đa khoa gắn với Trạm Y tế đối với bác sĩ đa khoa đã góp phần tăng cường cho Trạm Y tế 1.093 người, trong đó bao gồm 502 bác sĩ nghỉ hưu, bác sĩ thực hành và 591 nhân viên khác. Đến nay, 268 bác sĩ đã hoàn thành khóa đầu tiên của chương trình thực hành và được Sở Y tế giới thiệu về công tác tại các đơn vị y tế công lập trực thuộc có nhu cầu qua “Ngày hội việc làm”, góp phần bổ sung nhân lực bác sĩ trẻ cho hệ thống y tế công lập…

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên cùng với các chính sách cải thiện thu nhập của Chính phủ và Thành phố đối với công chức, viên chức như: Tăng hệ số điều chỉnh thu nhập tăng thêm ở mức 1,8 lần tiền lương từ đầu năm 2023 và tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ tháng 7/2023 đã góp phần bổ sung nguồn nhân lực y tế, giảm tỷ lệ nghỉ việc.

Số lượng người làm việc của đơn vị y tế công lập tính đến ngày 10/8/2023 là 43.494 người (bao gồm Trung tâm Y tế quận, huyện, TP. Thủ Đức), tăng 2.070 người so với thời điểm 31/12/2022.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.