Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đề xuất quy định hoạt động khám, chữa bệnh của nhân viên y tế, cô đỡ thôn, bản

PV - 10:09, 17/07/2023

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về phạm vi hoạt động khám bệnh chữa bệnh và nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản.

Cô đỡ thôn, bản ở tỉnh Điện Biên thăm khám cho thai phụ. Ảnh do Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em cung cấp
Cô đỡ thôn, bản ở tỉnh Điện Biên thăm khám cho thai phụ. Ảnh do Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em cung cấp

Theo dự thảo, nhân viên y tế thôn, bản thực hiện khám, thực hiện sơ cứu ban đầu các cấp cứu và tai nạn; xử trí ban đầu, chăm sóc một số bệnh thông thường tại cộng đồng.

Bên cạnh đó, nhân viên y tế thôn, bản chăm sóc thai nghén, phát hiện những dấu hiệu bất thường, xử trí ban đầu và hỗ trợ chuyển tuyến đối với phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh; xử trí đẻ rơi cho phụ nữ có thai không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ; hướng dẫn, theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà trong 6 tuần đầu sau khi sinh đẻ.

Nhân viên y tế thôn, bản cũng thực hiện hướng dẫn một số biện pháp đơn giản về theo dõi, chăm sóc sức khỏe trẻ em và phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi; tham gia hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em: cân, đo, chấm biểu đồ tăng trưởng cho trẻ dưới 5 tuổi.

Ngoài ra, nhân viên y tế thôn, bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch hóa gia đình, cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su, viên thuốc uống tránh thai theo quy định của Bộ Y tế; tham gia quản lý, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật, người mắc bệnh xã hội, bệnh không lây nhiễm tại gia đình.

Theo dự thảo, cô đỡ thôn, bản quản lý thai nghén, phát hiện những trường hợp thai có nguy cơ cao, xử trí ban đầu và chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời; khám thai, phát hiện thai nghén sớm; lập phiếu theo dõi thai sản, vận động các bà mẹ khám thai ít nhất 4 lần/thai kỳ và đến đẻ tại cơ sở y tế.

Cô đỡ thôn, bản cung cấp viên sắt và Axit Folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn của Trạm y tế xã; theo dõi chuyển dạ; xử trí đẻ rơi cho phụ nữ có thai không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ; xử trí ban đầu các tai biến trong trường hợp đẻ ngoài cơ sở y tế và chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời.

Bên cạnh đó, cô đỡ thôn, bản đỡ đẻ đường dưới ngôi chỏm cho phụ nữ mang thai khi chuyển dạ không thể đến hoặc không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ.

Đồng thời, phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm ở bà mẹ và thai nhi trong chuyển dạ, xử trí ban đầu, thông báo Trạm y tế xã hỗ trợ hoặc huy động người nhà và cộng đồng chuyển bà mẹ đến cơ sở y tế kịp thời. Hộ tống bà mẹ đang chuyển dạ đến cơ sở y tế.

Cô đỡ thôn, bản khám và xử trí, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ tại nhà. Cụ thể, đối với bà mẹ: Quan sát toàn thân và trạng thái tinh thần; đo mạch, thân nhiệt, huyết áp; khám vú và hỗ trợ bà mẹ xử trí tụt núm vú, cương đau vú, tắc tia sữa, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến cho con bú; khám nắn bụng, kiểm tra co hồi tử cung; kiểm tra tầng sinh môn, sản dịch; phát hiện các dấu hiệu bất thường của bà mẹ và chuyển đến cơ sở y tế khi cần thiết.

Đối với trẻ sơ sinh: Cân trẻ, theo dõi sự phát triển của trẻ; tình trạng bú sữa mẹ hoàn toàn; khám đánh giá tình trạng toàn thân: mạch, tần số thở, tiếng thở của trẻ; phát hiện các bất thường hoặc dị tật bẩm sinh về thính giác, thị giác, không có hậu môn; khám da, vệ sinh thân thể và chăm sóc da cho trẻ; khám rốn và chăm sóc rốn; phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường của trẻ và chuyển đến cơ sở y tế khi cần thiết.

Ngoài ra, cô đỡ thôn, bản hướng dẫn vệ sinh phụ nữ, các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; hướng dẫn thực hiện kế hoạch hóa gia đình, cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su, viên thuốc uống tránh thai theo quy định của Bộ Y tế.

Cô đỡ thôn, bản cũng khám và chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi: Theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ, ghi chép biểu đồ tăng trưởng (trong Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ - trẻ em); xử trí các trường hợp bệnh lý thông thường theo hướng dẫn của Trạm y tế xã; xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu ở trẻ em, huy động gia đình và cộng đồng chuyển trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.