Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bộ Y tế: Bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường trong mùa mưa lũ

T.Hợp - 23:58, 17/07/2023

Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường trong mùa mưa lũ. Theo đó, Cục Quản lý Môi trường y tế đề nghị các đơn vị liên quan triển khai xây dựng kế hoạch vệ sinh môi trường, bảo đảm nước sạch và quản lý chất thải y tế trước mùa bão lũ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Để chuẩn bị ứng phó với tình hình mưa lũ trong năm 2023, nhằm bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống nguy cơ ô nhiễm môi trường từ chất thải, góp phần phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe Nhân dân, Cục Quản lý Môi trường y tế đề nghị các đơn vị liên quan triển khai xây dựng kế hoạch vệ sinh môi trường, bảo đảm nước sạch và quản lý chất thải y tế trước mùa bão lũ.

Các đơn vị tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ y tế và người dân thực hiện các biện pháp chuẩn bị, sẵn sàng với ứng phó với tình trạng mưa lớn, bão, lũ, chuẩn bị các vật dụng chứa nước sạch, phương tiện, dụng cụ xử lý môi trường, xử lý nước, bảo đảm vệ sinh cá nhân... theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các đơn vị bố trí nhân lực, bảo đảm dự trữ và cung cấp đủ thuốc, hóa chất, trang thiết bị xử lý nước, xử lý môi trường. Xây dựng các phương án chuẩn bị xử lý nước, vệ sinh môi trường và quản lý chất thải y tế theo quy định hiện hành.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bộ Y tế lưu ý, khi có bão, lũ xảy ra, Sở Y tế các địa phương tổ chức các đoàn công tác của ngành Y tế thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình ngập lụt, tình hình vệ sinh môi trường và quản lý chất thải trong các cơ sở y tế trên địa bàn, tăng cường giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của người dân.

Bộ Y tế yêu cầu y tế địa phương cần chủ động cấp hóa chất xử lý nước, môi trường; triển khai thau rửa và khử trùng bể chứa, dụng cụ chứa nước ăn uống, sinh hoạt bằng chế phẩm khử khuẩn đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại các vùng bị ngập lụt; tổ chức hướng dẫn cán bộ y tế và người dân triển khai ngay các hoạt động vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại các khu vực bị ngập lụt.

Sau khi có bão, lũ xảy ra, các đơn vị cần hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị y tế cơ sở và người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; thu gom, xử lý xác súc vật chết; xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức phun hoá chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực bị ngập sau khi nước rút.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh chất lượng nước cấp cho ăn uống sinh hoạt từ các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung bảo đảm nồng độ clo dư theo quy định; tăng cường kiểm tra vệ sinh chất lượng nước hộ gia đình.

Các đơn vị cần kiểm tra giám sát, chặt chẽ việc thu gom, xử lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế hoặc trong các khu tránh trú an toàn theo quy định hiện hành.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.