Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật

Thúy Hồng - 19:28, 22/12/2022

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tiến hành Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Tịnh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết: Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 3 vào ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Ngày 30/7/2012, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2216/QĐ-BTP phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Luật PBGDPL.

Căn cứ trên Kế hoạch của Bộ Tư pháp, một số bộ, ngành đã chủ động ban hành kế hoạch riêng triển khai thực hiện Luật PBGDPL hoặc lồng ghép trong các kế hoạch công tác pháp chế, truyền thông. Để triển khai các nhiệm vụ được Luật giao, các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc trực tiếp ban hành 24 văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật.

Trong 10 năm thi hành Luật PBGDPL, ở Trung ương đã có hơn 6.400 văn bản hành chính (bao gồm chỉ thị, kết luận, thông báo, chương trình, quyết định, kế hoạch, công văn hướng dẫn...) được ban hành.

Các đại biểu phát biểu tại Hội nghị
Các đại biểu phát biểu tại Hội nghị

Tại địa phương, 50/63 địa phương đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật để triển khai Luật PBGDPL. 100% địa phương đã chủ động ban hành kế hoạch riêng triển khai thực hiện Luật PBGDPL.

Hằng năm, Bộ Tư pháp đều ban hành, trình Hội đồng phối hợp PBGDP Trung ương ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác PBGDPL theo định kỳ hoặc đột xuất bám sát yêu cầu thực tiễn, yêu cầu quản lý nhà nước. Qua theo dõi hằng năm, nhiều bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và 100% địa phương đã ban hành kế hoạch riêng triển khai công tác PBGDPL. Bên cạnh đó, để kịp thời chỉ đạo sát sao hoạt động PBGDPL, một số địa phương chủ động ban hành văn bản hướng dẫn phổ biến vấn đề dư luận xã hội quan tâm trên địa bàn, lựa chọn nội dung PBGDP theo định kỳ từng quý, tháng.

Qua 10 năm thực hiện Luật PBGDPL, có sự chuyển biến tích cực về nội dung PBGDPL theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Bám sát các quy định của Luật PBGDPL, nội dung PBGDPL trọng tâm hằng năm luôn được các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương hướng tới đáp ứng nhu cầu thông tin, tìm hiểu pháp luật của người dân, doanh nghiệp, yêu cầu quản lý Nhà nước, thực tiễn thi hành pháp luật, trong đó tập trung vào các lĩnh vực công tác xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; các luật, pháp lệnh, văn bản mới sau khi được thông qua, ban hành; các quy định có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; các sự kiện chính trị, pháp lý lớn của đất nước, như: Việc ban hành Hiến pháp năm 2013, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND...; các ngày lễ lớn của dân tộc (như Tết nguyên đán); các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội.

Các đại biểu phát biểu tại Hội nghị
Các đại biểu phát biểu tại Hội nghị

Trong đó, năm 2020 và 2021, một trong những nội dung trọng tâm là PBPL về phòng, chống dịch bệnh Covid-1917; các điều ước quốc tế ký kết giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên; Công ước, điều ước quốc tế, các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam đã tham gia ký kết có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp...

Báo cáo tổng kết tại Hội nghị, ông Phan Hồng Nguyên - Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật cho biết: Trong 10 năm thực hiện Luật PBGDPL, toàn quốc đã tổ chức 9.429.104 cuộc PBGDPL trực tiếp; biên soạn và cấp phát miễn phí 511.988.157 tài liệu PBGDPL, trong đó có nhiều tài liệu phổ thông được dịch ra tiếng DTTS, tiếng nước ngoài.

Bên cạnh hình thức PBGDPL trực tiếp truyền thống thông qua tổ chức các hội nghị, cuộc họp, hội thảo, diễn đàn, tư vấn pháp luật... nhiều hình thức mới để “mềm hóa” thông tin pháp luật đã được triển khai, như: Giới thiệu văn bản bằng trình chiếu kết hợp hình ảnh, phim tư liệu; sân khấu hóa; lồng ghép trong các phong trào, biểu diễn văn hóa văn nghệ, hội trại....

Bên cạnh duy trì các hình thức truyền thống, nhiều hình thức, mô hình PBGDPL hiệu quả, cách làm sáng tạo tại cơ sở như: Hoạt động PBGDPL được thực hiện qua các thiết chế văn hóa, thông tin cơ sở; tư vấn pháp luật qua các đội, nhóm nòng cốt vận động Nhân dân chấp hành pháp luật; xây dựng quy ước dòng họ, nhà thờ, nhà chùa, thôn, ấp, cụm dân cư để giáo dục và xử lý người vi phạm pháp luật; ký cam kết không vi phạm pháp luật; thành lập “địa chỉ tin cậy” chuyên tư vấn pháp luật tại cơ sở; “Tổ tư vấn pháp luật” Đồn Biên phòng…

Hình thức PBGDPL cho các nhóm đối tượng đặc thù khá đa dạng để phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng. Đối với người dân ở vùng DTTS, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân, hoạt động PBGDPL được thực hiện thông qua các hình thức như: biên soạn, phát hành tài liệu tiếng dân tộc, sổ tay, đĩa CD xây dựng chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng DTTS; phổ biến trực tiếp; biên soạn, phát hành tài liệu pháp luật; lồng ghép phổ biến trong hoạt động tôn giáo, văn hóa truyền thống...

Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật 3

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn và ban hành Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên dạy Giáo dục công dân từ năm 2014. Kết quả, 1.856 giáo viên cấp THCS và 263 giáo viên cấp THPT đã được bồi dưỡng kiến thức pháp luật.

Qua tổng kết việc triển khai các Chương trình và Đề án cho thấy, cùng với Luật PBGDPL, các Chương trình, Đề án về PBGDPL đã tiếp tục bổ sung cơ sở pháp lý và tạo nguồn lực góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về PBGDPL. So với trước khi có Luật PBGDPL, điểm nổi bật của giai đoạn này là các Chương trình, Đề án đã tạo tiền để thúc đẩy đổi mới công tác quản lý nhà nước về PBGDPL. Về nội dung PBGDPL, đổi mới theo hướng đa dạng, chủ động, phản ứng chính sách linh hoạt, kịp thời nắm bắt và đáp ứng các vấn đề nóng, được dư luận xã hội quan tâm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân…

Tại Hội nghị các đại biểu tham dự đã thảo luận những vấn đề liên quan đến việc triển khai thực hiện Luật PBGDPL trong 10 năm qua. Theo các đại biểu, từ khi triển khai, Luật PBGDPL đã phát huy vai trò là thiết chế nền tảng để tạo lập khung khổ pháp lý động bộ, thống nhất cho công tác PBGDPL, tạo chuyển biến căn bản, bền vững về hiệu quả hoạt động PBGDPL, lan tỏa tỉnh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trong xã hội, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật của cán bộ, Nhân dân, đề cao giá trị pháp luật trong Nhà nước pháp quyền.

Cũng theo các đại biểu, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, vướng mắc. Để thực hiện hiệu quả công tác PBGDPL trong thời gian tới, Bộ Tư pháp cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả của Luật PBGDPL trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.