Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tỉnh Lai Châu tiếp Đoàn công tác của tổ chức JICA Nhật Bản

Hà Minh Hưng - 17:07, 08/04/2022

Sáng 8/4, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã có buổi tiếp xã giao với Đoàn công tác của tổ chức JICA do ông Murooka Naomichi - Phó Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam làm Trưởng đoàn.

Quang cảnh buổi tiếp xã giao giữa Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu và ông Murooka Naomichi - Phó Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam.
Quang cảnh buổi tiếp xã giao giữa Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu và ông Murooka Naomichi - Phó Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam.

Cùng làm việc với Đoàn còn có đại diện lãnh đạo các sở: Ngoại vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), UBND huyện Tam Đường, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT.

Tại buổi tiếp xã giao, ông Murooka Naomichi - Phó Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam cho biết, cùng với 12 tỉnh tại Việt Nam, tại tỉnh Lai Châutổ chức JICA thực hiện Dự án "Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai, tỉnh Lai Châu” với 3 tiểu dự án: Tiểu dự án đường, tiểu dự án thủy lợi và tiểu dự án chỉnh trị sông từ năm 2015 đến nay. Trong chuyến công tác này, Đoàn đã đi thăm một số tiểu dự án của tỉnh để nắm rõ tình hình và thảo luận về các vấn đề có liên quan.

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số, bản sắc văn hóa của 20 dân tộc và những khó khăn của một tỉnh miền núi, tốc độ tăng trưởng hàng năm của Lai Châu... Theo đó, thời gian qua, tỉnh Lai Châu cũng được Chính phủ quan tâm đầu tư dự án nối cao tốc và một số dự án. Tỉnh cũng đã đề xuất nâng cấp cửa khẩu Ma Lù Thàng lên cửa khẩu quốc tế.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng giới thiệu sản phẩm OCOP của Lai Châu với ông Murooka Naomichi.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng giới thiệu sản phẩm OCOP của Lai Châu với ông Murooka Naomichi.

Lai Châu có thế mạnh về dược liệu, tỉnh đã đề xuất với Bộ NN&PTNT để báo cáo Chính phủ xin một dự án riêng cho tỉnh về trồng vùng dược liệu tại tỉnh. Hiện nay Bộ đang xây dựng dự án để thí điểm, dự kiến Lai Châu sẽ có khoảng 3.000 ha để trồng dược liệu.

Tỉnh Lai Châu cũng có sâm Lai Châu là loại cây địa phương với nhiều hoạt chất quý quý hiếm, thời gian tới tỉnh sẽ hợp tác với Hàn Quốc để phát triển loại sâm này tại tỉnh. Hiện tại người dân đang phát triển loại sâm này với diện tích khoảng 11 ha. Tháng 11 tới, tỉnh dự kiến sẽ tổ chức Lễ hội sâm Lai Châu và tỉnh rất vui được đón ông cùng Đoàn công tác lên tham dự sự kiện này.

“Về lĩnh vực nông nghiệp, Dự án này của Tổ chức JICA rất có ý nghĩa đối với người dân Lai Châu. Đối với nông nghiệp, tỉnh chủ trương lựa chọn những loại cây, con phù hợp với điều kiện và mang lại giá trị kinh tế cao như: Mắc ca, chè, cao su. Tuy tỉnh có nhiều các loại cây có giá trị, nhưng vẫn còn khó khăn trong giao thông đến các khu nguyên liệu cũng như việc chế biến sâu, tạo thương hiệu cho sản phẩm, nên tỉnh rất ngưỡng mộ cách chế biến sản phẩm chè của Nhật...”, Chủ tịch UBND Trần Tiến Dũng nhấn mạnh.

Lãnh đạo tỉnh Lai Châu chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn công tác.
Lãnh đạo tỉnh Lai Châu chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn công tác.

Ông Murooka Naomichi cảm ơn Chủ tịch và UBND tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện cho Đoàn đi khảo sát tại Lai Châu. Đồng thời, ông cũng bày tỏ mong muốn những tiểu dự án của Tổ chức sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt là đề án trồng cây dược liệu dưới tán rừng.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.