Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tổ chức JICA với lĩnh vực nông nghiệp ở Nghệ An

PV - 15:14, 04/05/2018

Tổ chức JICA (Nhật Bản) hỗ trợ triển khai dự án Hợp tác kỹ thuật về quy hoạch phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Nghệ An đã mở ra một hướng đi hợp lý để giải quyết tồn tại trong sản xuất nông nghiệp.

Giải quyết tồn tại trong sản xuất nông nghiệp

Nghệ An có tiềm năng về đất đai, đặc biệt khí hậu, thổ nhưỡng tạo ra sự phát triển nông nghiệp đa dạng và đã xây dựng được nhiều vùng chuyên canh hàng hóa. Tuy nhiên, nông sản vẫn rơi vào tình trạng sản lượng nhiều, “được mùa rớt giá”, chế biến thô, chưa xuất khẩu được nhiều và chưa đáp ứng được thị trường khó tính.

Những tồn tại, hạn chế nêu trên, theo Đội phó đội dự án thuộc Văn phòng điều phối JICA tại Nghệ An, ông Kotegawa là do tỉnh đang gặp nút thắt lớn khi chưa xây dựng được chuỗi giá trị ngành Nông nghiệp, gắn sản xuất, chế biến, thương mại với tiêu thụ để tối đa hóa lợi nhuận. Nghĩa là chưa có sự gắn kết giữa các thành phần tham gia chuỗi giá trị: nhà sản xuất (nông dân)-nhà phân phối (thu mua) nhà chế biến, bán lẻ và người tiêu dùng.

Trên cơ sở nghiên cứu sản xuất nông nghiệp của Nghệ An, thông qua triển khai dự án Hợp tác kỹ thuật về quy hoạch phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Nghệ An, tổ chức JICA Nhật Bản bước đầu đã đưa ra một số giải pháp để giải quyết.

Nông dân Nam Đàn sản xuất rau bó xôi do tổ chức JICA hướng dẫn. Nông dân Nam Đàn sản xuất rau bó xôi do tổ chức JICA hướng dẫn.

 

Điều đáng quan tâm là thông qua thành lập Diễn đàn thị trường nông nghiệp tỉnh Nghệ An, dự án đã tạo điều kiện trao đổi, kết nối kinh doanh giữa các thành phần trong chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp; từ đó xác định nhu cầu thị trường (bên mua) để hỗ trợ kỹ thuật và giám sát quy trình bên sản xuất, đồng thời gắn kết giữa bên mua với bên sản xuất trên cơ sở một hợp đồng sản xuất và giao dịch thương mại sản phẩm nông nghiệp.

Bằng phương pháp, cách tiếp cận đó, trong thời gian 2 năm triển khai dự án, tổ chức JICA Nhật Bản đã hỗ trợ kết nối, triển khai trên địa bàn tỉnh 41 dự án thí điểm theo chuỗi giá trị, như cam, bưởi, gừng, chè matcha, khoai tây, gà,… Theo ông Trương Minh Châu, Trưởng phòng KHCN (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến thời điểm này, dự án đã tạo ra được 10 mô hình chuỗi giá trị có hiệu quả để nhân rộng. Trong đó, có một số dự án đã khẳng định kết quả với việc nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm.

Cũng theo ông Trương Minh Châu, không chỉ nâng cao chuỗi giá trị mà điều quan trọng nhất, đó là thông qua thực hiện các dự án, mô hình thí điểm trên một số sản phẩm đã thực sự góp phần tăng cường năng lực hoạt động cho một số hợp tác xã nông nghiệp và kỹ thuật canh tác, nâng cao nhận thức tuân thủ giao dịch kinh doanh cho nông dân.

Những vấn đề đặt ra

Trên cơ sở triển khai dự án Hợp tác kỹ thuật về quy hoạch phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Nghệ An bước đầu đã đưa ra được định hướng phát triển cho nông nghiệp Nghệ An. Ông Trần Quốc Thành, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho rằng: Việc định hướng phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất, chế biến, thương mại-tiêu thụ, kể cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm theo dự án mà tổ chức JICA đang triển khai là một cách tiếp cận mới.

Định hướng phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị là một hướng đi cần thiết. Tuy nhiên, thực tiễn ở Nghệ An, việc hình thành chuỗi giá trị mới chỉ dừng lại ở các mô hình nhỏ lẻ, chưa có kế hoạch mang tính tổng thể, bài bản.

Chuyên gia JICA hướng dẫn các hộ nông dân trồng cam cách phân loại và bảo quản cam. Chuyên gia JICA hướng dẫn các hộ nông dân trồng camcách phân loại và bảo quản cam.

 

Đây cũng chính là vấn đề được đặt ra tại cuộc họp Ủy ban điều phối chung dự án Hợp tác kỹ thuật về quy hoạch phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Nghệ An diễn ra tại TP. Vinh vừa qua. Trên cơ sở thảo luận của các đại biểu tại cuộc họp, ý tưởng kế hoạch tổng thể được phác thảo với 3 định hướng chính.

Đó là thiết lập hệ thống thu thập và chia sẻ thông tin nhu cầu thị trường; nâng cao dịch vụ hành chính nông nghiệp và cơ sở hạ tầng để phát triển chuỗi giá trị thực phẩm; phát triển năng lực cho cơ quan hành chính và nhân sự liên quan đến chuỗi giá trị.

Trong đó, nhấn mạnh các chính sách hỗ trợ và hệ thống hành chính để hình thành các vùng sản xuất đáng tin cậy cho thị trường. Khi giải quyết được những vấn đề nêu trên sẽ có tác động thúc đẩy kinh tế nông nghiệp Nghệ An phát triển, thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần cải thiện đời sống của 75% dân số đang phụ thuộc vào nông nghiệp trong tỉnh.

MINH CHI

 

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.