Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tín dụng chính sách giúp người dân vùng cao Lang Chánh thoát nghèo, bền vững

Ngọc Thỏa - Quỳnh Trâm - 15:53, 30/09/2022

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hàng nghìn hộ nghèo huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng.

Cán bộ tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thăm rừng vầu gia đình anh Lương Văn Tuyên
Cán bộ tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thăm rừng vầu gia đình anh Lương Văn Tuyên

Phấn khởi trước sự phát triển của rừng vầu mà gia đình anh Lương Văn Tuyên Bản Giàng xã yên Khương đã trồng được gần 6 năm nay, vừa phát cỏ, Anh Tuyên vừa giới thiệu quy trình chăm sóc, thu hoạch vầu, cùng với thu nhập từ vầu đem lại cho cán bộ tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Lang Chánh nắm được khi đến thăm rừng vầu của gia đình Anh.

Năm 2020, anh Tuyên được Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện cho vay vốn 80 triệu đồng, hộ cận nghèo để mở rộng thêm quy mô trồng vầu, từ 2 ha ban đầu lên gần 6 ha. Nhờ thu nhập từ vầu, đem lại cho gia đình anh mỗi năm gần 100 triệu đồng. Anh còn chăn nuôi thêm lợn, gà, nuôi trâu, thả cá để tăng thêm nguồn thu nhập. Chính vì thế, cuối năm 2021 vừa qua, qua bình xét, gia đình anh đã chính thức là hộ có thu nhập khá. Ngoài nguồn vốn vay trồng rừng, gia đình anh Tuyên còn vay thêm nguồn nước sạch 20 triệu đồng và vay vốn mua máy tính cho con 10 triệu đồng.

Còn tại thôn Trô, xã Giao An, gia đình ông Hà Văn Dũng cũng đã được vay vốn Ngân hàng CSXH theo chương trình giải quyết việc làm để phát triển kinh tế và nguồn vốn vay nước sạch gần 80 triệu đồng.

Nhờ chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm trồng cây cau lấy quả, nhân giống cau bán, đến nay gia đình ông dũng đã vươn lên làm giàu từ mô hình trồng cau, mỗi năm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng và đã thoát nghèo. Ông Dũng chia sẻ, mới đầu ông chỉ trồng cau xung quanh vườn nhà, với gần 1.000 cây cau. Sau một thời gian chăm sóc và thấy cau cho hiệu quả kinh tế, ông đã mạnh dạn mở rộng quy mô trồng lên đến 10 ha diện tích trồng cau. Không những thế, ông còn để quả nhân giống để bán cây giống và truyền lại kỹ thuật cho Nhân dân trong làng cùng học tập làm theo.

Mô hình trồng cau của gia đình ông Hà Văn Dũng làng Trô, xã Giao An
Mô hình trồng cau của gia đình ông Hà Văn Dũng làng Trô, xã Giao An

Nhằm tạo điều kiện cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, thời gian qua, Ngân hàng CSXH huyện Lang Chánh đã thực hiện 20 chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn.

Đến nay, tổng dư nợ các chương trình đạt gần 380 tỷ đồng, tăng hơn 57 tỷ đồng so với đầu năm với gần 6.720 khách hàng còn dư nợ.

Vốn tín dụng CSXH đã giúp đỡ bà con nông dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào DTTS chủ động nguồn tài chính để mua sắm thiết bị, máy móc, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, chi phí học tập và đời sống sinh hoạt.

Từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH, người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Lang Chánh đã có thêm nguồn động lực, ý chí quyết tâm thoát nghèo bền vững.

Năm 2022, Ngân hàng CSXH huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện rà soát các đối tượng được vay vốn kịp thời giải ngân nguồn vốn đến đúng đối tượng; kịp thời hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ duy trì sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu cho gia đình, góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo, thêm điều kiện đóng góp xây dựng nông thôn mới.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.