Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tam Đường (Lai Châu): Gần 144.000 lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng chính sách

Mai Hương - 11:08, 21/07/2022

Sau 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã tập trung nguồn lực tín dụng chính sách qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho gần 144.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn với số tiền là 1.089.154 triệu đồng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn 12.59%

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Chiều ngày 20/7/2022, UBND huyện Tam Đường (Lai Châu) đã tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78 ngày 04/10/2022 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Ông Cao Trang Trọng, Phó Bí Thư thường trực Huyện uỷ huyện Tam Đường cho biết, Qua 20 năm triển khai tín dụng chính sách theo Nghị định 78 của Chính phủ đã khẳng định được vai trò quan trọng của chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tín dụng đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Trong 20 năm qua, tổng doanh số cho vay theo chính sách tín dụng trên địa bàn huyện đạt 1.089.154 triệu đồng với 133.827 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Tổng doanh số thu nợ 686.938 triệu đồng, bình quân mỗi năm thu nợ 40.408 triệu đồng, góp phần đáng kể trong việc tạo lập nguồn vốn để cho vay quay vòng các chương trình tín dụng chính sách. Dư nợ bình quân đạt 42,5 triệu đồng/khách hàng, tăng 29,4 triệu đồng/khách hàng.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận với tín dụng chính sách một cách thuận lợi, kịp thời. 

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp cho trên 3.267 hộ thoát nghèo; thu hút tạo việc làm cho trên 2.145 lao động; giúp cho trên 620 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; hỗ trợ xây mới và cải tạo 5.945 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 517 ngôi nhà cho hộ nghèo; giúp 57 hộ gia đình thu nhập thấp được vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa nhà để ở ổn định cuộc sống; giúp 243 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn được vay vốn để mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến.

 Vốn tín dụng chính sách đã giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên, làm quen với việc vay, trả nợ ngân hàng. Do đó từng bước thay đổi cơ bản nhận thức, sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp gần 144.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn (ảnh minh họa)
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp gần 144.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn (ảnh minh họa)

Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách có vai trò quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, mở rộng sản phẩm OCOP trên địa bàn.

Đặc biệt từ khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, huyện Tam Đường đã quan tâm dành một phần ngân sách uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho vay các đối tượng chính sách của địa phương. Đến nay, nguồn vốn của UBND huyện chuyển sang NHCSXH huyện để thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là 14.715 triệu đồng.

Nhờ đó, nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần nâng mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn từ 4,7 triệu đồng/người năm 2005 lên 34 triệu đồng/người năm 2021; tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 là 12,59% theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2022-2025. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến nay trên địa bàn huyện là 8/12 xã; nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của nhân dân, đặc biệt đời sống người nghèo ngày càng được cải thiện.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lai Châu đã trao Giấy khen của Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam cho 2 tập thể và 6 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong 20 năm triển khai thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ; UBND huyện Tam Đường đã khen thưởng 18 tập thể, 24 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong 20 năm triển khai thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.