Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Sỹ Hào - 07:50, 03/05/2024

Đảng ta luôn xác định, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển. Việc thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc là một đảm bảo quan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Chủ trương đó đã được thể chế hóa bằng các nghị quyết, nghị định, quyết định và văn bản quy phạm pháp luật để triển khai trong thực tiễn.

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực CTDT, thực hiện CSDT, từ đó tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. (Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt các đại biểu điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023, diễn ra ngày 2/11, tại trụ sở Trung ương Đảng).
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực CTDT, thực hiện CSDT, từ đó tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. (Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt các đại biểu điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023, diễn ra ngày 2/11, tại trụ sở Trung ương Đảng).

Từ chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta đã từng bước hoàn thiện chính sách dân tộc (CSDT) để thúc đẩy phát triển về mọi mặt đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, đảm bảo công bằng xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) giữa các vùng, miền của cả nước.

Các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng, hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực công tác dân tộc (CTDT) đã bao trùm toàn diện mọi mặt đời sống của đồng bào DTTS và khu vực miền núi, vùng khó khăn. Báo cáo mới đây của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho thấy, từ sau Đại hội VI (năm 1986) đến nay, Đảng đã ban hành hơn 90 văn bản liên quan đến CTDT, CSDT.

Về lập pháp, bên cạnh những CSDT quy định tại Hiến pháp năm 2013, Quốc hội đã thông qua hơn 90 luật và hơn 50 nghị quyết liên quan đến CSDT. Đặc biệt là Đề án Tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 được Quốc hội khóa XIV phê duyệt tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14.

Báo cáo giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho thấy, thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước, đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành hơn 640 văn bản có quy định về lĩnh vực CTDT, thực hiện CSDT. Đặc biệt, triển khai Chương trình MTQG phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương đã chỉ đạo quyết liệt, sát sao; Ủy ban Dân tộc và các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương đã chủ động, tích cực thực hiện.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm cho đồng bào DTTS. (Trong ảnh: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm bà con Nhân dân xã Ngọk Lây, huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum, ngày 19/8/2023).
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm cho đồng bào DTTS. (Trong ảnh: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm bà con Nhân dân xã Ngọk Lây, huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum, ngày 19/8/2023).

Với việc triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách tại vùng đồng bào DTTS và miền núi, đời sống của người dân vùng DTTS và miền núi từng bước được cải thiện và nâng cao. Hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo DTTS còn khoảng 17,82%, giảm 3,2%, đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.

Trên lĩnh vực chỉ đạo, điều hành, theo báo cáo của Chính phủ, tính từ tháng 6/2020 đến kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV (tháng 11/2023), đã có 61 văn bản đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng ban hành/trình ban hành để triển khai Chương trình MTQG 1719. Trong đó có 03 nghị định của Chính phủ, 20 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 03 quyết định của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG: 35 văn bản ban hành theo thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ...

Với riêng Ủy ban Dân tộc - cơ quan chủ trì Chương trình MTQG 1719, đến nay đã tham mưu xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 09 quyết định; chủ trì xây dựng ban hành 03 thông tư, 01 văn bản hướng dẫn về cơ chế, chính sách triển khai. Trên cơ sở đó, các địa phương đã ban hành hàng trăm văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Tại Hội thảo “Xác định nội hàm và việc áp dụng trong hệ thống chính sách, pháp luật một số thuật ngữ (khái niệm) liên quan vấn đề dân tộc và phân định vùng DTTS và miền núi” tổ chức ngày 11/4/2024, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm khẳng định, quy định pháp luật về lĩnh vực CTDT, thực hiện CSDT ngày càng hoàn thiện. Theo kế hoạch công tác, Ủy ban Dân tộc và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đang tiếp tục nghiên cứu để đề xuất xây dựng một đạo luật về lĩnh vực dân tộc nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, các quy định của Hiến pháp về dân tộc và CSDT, điều chỉnh toàn diện các mối quan hệ xã hội về dân tộc, tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Sau 4 năm triển khai thực hiện, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã đạt nhiều kết quả tích cực, hoàn thành nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cốt lõi của Dự án. Tuy nhiên, mục tiêu của Dự án 8 không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới mà còn hướng đến việc chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em DTTS tại các địa bàn đặc biệt khó khăn. Vì vậy, cần có sự quan tâm giải quyết có hệ thống thì mới có hiệu quả lâu dài, bền vững.