Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bản làng đổi thay, người dân đồng thuận nhờ thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc

Ngọc Chí - 06:43, 15/04/2024

Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Quán triệt quan điểm của Đảng, trong những năm qua, công tác dân tộc, thực hiện các chính sách dân tộc của tỉnh Kon Tum đã có nhiều đổi mới, góp phần củng cố và tăng cường hơn nữa niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý điều hành của Nhà nước. Đồng bào DTTS luôn nỗ lực lao động, sản xuất vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đồng bào Gié Triêng ở thôn Nông Kon, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi đã có cuộc sống ổn định nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nước
Đồng bào Gié Triêng ở thôn Nông Kon, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi đã có cuộc sống ổn định nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nước

Xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi có 1.521 hộ, với 5.811 nhân khẩu, hơn 80% là đồng bào DTTS. Với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, đồng bào DTTS trên địa bàn xã đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện toàn xã có hơn 1.500 ha cây công nghiệp, chủ yếu là cà phê, cao su và hơn 400 ha cây lương thực. Nhờ đó, đời sống của đồng bào DTTS có nhiều khởi sắc. Thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/người/năm; toàn xã còn 50 hộ nghèo và 20 hộ cận nghèo; xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Ông A Kiểu (dân tộc Gié Triêng), già làng thôn Nông Kon, xã Đăk Dục chia sẻ: Nếu không có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thì đồng bào DTTS chúng tôi không có được cuộc sống khá giả như hiện nay. Diện mạo thôn, làng thì khang trang, đường bê tông đến tận khu sản xuất rất thuận tiện. Con cháu được học hành, các giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ và phát huy.

Với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự cố gắng của Nhân dân trong xã, tình hình kinh tế - xã hội của xã tiếp tục phát triển ổn định; trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Đặc biệt, đời sống của đồng bào DTTS không ngừng được cải thiện và luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng - ông Bloong Hâm, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi cho biết.

Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vùng đồng bào DTTS, nhằm phát huy hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi, với nguồn lực đầu tư ngày một nhiều hơn, như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô được đầu tư khang trang từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô được đầu tư khang trang từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030

Bên cạnh các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Kon Tum đã ban hành một số chính sách nhằm hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo là đồng bào DTTS phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững, như: Chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất; đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh tại các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông; Cuộc vận làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhờ thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp về công tác công tác dân tộc và chính sách dân tộc, diện mạo các thôn, làng và đời sống của đồng bào DTTS đổi thay rõ nét. Năm 2023, tỉnh Kon Tum có 6.258 hộ thoát nghèo, tương ứng tỷ lệ giảm hộ nghèo là 4,19%.

Diện mạo các thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày đổi thay
Diện mạo các thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày đổi thay

Ông A Thái (dân tộc Rơ Măm), Bí thư Chi bộ kiêm Thôn trưởng làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy cho biết: Làng Le là nơi sinh sống chủ yếu của người Rơ Măm, trước kia đời sống bà con khó khăn, bây giờ nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và bà con tích cực làm ăn cho nên đời sống thay đổi. Con cái được học hành đến nơi đến chốn, rất nhiều con em trong thôn đi học Đại học. Bà con rất phấn khởi, rất tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Ngoài nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương còn quan tâm chỉ đạo các hội, đoàn thể, nhất là các đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ tuyên truyền, hướng dẫn để đồng bào DTTS chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất để nâng cao đời sống.

Cây dược liệu giúp cho đồng bào DTTS ở huyện Đăk Glei có nguồn thu nhập ổn định
Cây dược liệu giúp cho đồng bào DTTS ở huyện Đăk Glei có nguồn thu nhập ổn định

Ông A Ná (dân tộc Gié Triêng), già làng thôn Bung Tôn, xã Đăk Plô, huyện Đăk Glei chia sẻ: Thời điểm năm 1995 trở về trước thì bà con ở xã Đăk Plô rất khó khăn, nhiều hộ thiếu đói, nhưng nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là các đảng viên xuống hướng dẫn bà con cách trồng lúa nước, cây cà phê, cây sâm dây thì bây giờ đời sống bà con đổi thay lắm. Bà con không còn đói nữa, nhiều hộ trở nên khá giàu.

Tỉnh Kon Tum có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, đồng bào DTTS chiếm gần 55% dân số toàn tỉnh. Với niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum đã và đang nỗ lực phát triển kinh tế, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do các cấp, ngành phát động. Qua đó, góp phần cùng cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.