Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Cù Hương - Khánh Thư - 14:35, 09/12/2023

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhiều bản sắc văn hóa đang nguy cơ mai một, các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo, kích động,… rất dễ dẫn tới những “khoảng trống” tinh thần trong một bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, việc giúp đồng bào ổn định đời sống tinh thần là vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lĩnh vực công tác dân tộc.

Đời sống kinh tế còn khó khăn của một bộ phận đồng bào DTTS, ít có điều kiện tiếp cận thông tin là môi trường truyền giáo của đạo lạ. (Trong ảnh: Thôn Đề Chia B, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang lọt thỏm giữa vùng đá núi - Ảnh minh họa)
Đời sống kinh tế còn khó khăn của một bộ phận đồng bào DTTS, ít có điều kiện tiếp cận thông tin là môi trường truyền giáo của đạo lạ. (Trong ảnh: Thôn Đề Chia B, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang lọt thỏm giữa vùng đá núi - Ảnh minh họa)

“Khoảng trống” tinh thần

Theo báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến nay, Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo. Bên cạnh đó, nước ta cũng đã xuất hiện nhiều hiện tượng tôn giáo mới với biểu hiện, tính chất khác nhau. Đặc biệt, một số hiện tượng tôn giáo mới mang màu sắc chính trị, mê tín dị đoan, có lúc, có nơi, sinh hoạt của các hiện tượng tôn giáo mới gây ra những xung đột đối với tín ngưỡng truyền thống, tạo điểm nóng, gây bất ổn về an ninh chính trị.

Như bài báo trước đã phản ánh, từ năm 1990, hiện tượng tôn giáo lạ có tên “San sư khẹ tọ” đã xâm nhập vào huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Hiện tượng tôn giáo này đi ngược lại văn hóa truyền thống khi tuyên truyền đồng bào bỏ phong tục, tập quán của dân tộc, dỡ bỏ bàn thờ thờ cúng tổ tiên, chỉ ở nhà cầu nguyện, không còn chăm chỉ làm ăn và xa lánh cộng đồng. Trong 10 tháng đầu năm 2023, huyện đã tuyên truyền, vận động thành công 125 hộ, 629 khẩu trước kia theo “San sư khẻ tọ”, tự nguyện quay lại tín ngưỡng truyền thống.

Vì sao một hiện tượng tôn giáo lạ với “giáo lý” rất phi lý đó lại tồn tại dai dẳng ở Mèo Vạc? Để trả lời câu hỏi này thì phải bắt đầu từ thực trạng kinh tế - xã hội (KT – XH) của huyện nghèo Mèo Vạc.

Thống kê cho thấy, toàn huyện Mèo Vạc có hơn 17.496 hộ dân, gồm 17 dân tộc anh em cùng chung sống. Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2022 theo Quyết định số 2335/QĐ-UBND ngày 19/12/2022 của UBND tỉnh Hà Giang cho thấy, toàn huyện có 10.079 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 57,61%), có 1.655 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 9,46%); vị chi tỷ lệ nghèo đa chiều toàn huyện lên tới 67,06%.

 Phân tích nguyên nhân nghèo, bên cạnh thu nhập thì một chỉ số dịch vụ cơ bản mà đồng bào đang thiếu hụt là tiếp cận thông tin; trong đó, trong tổng số 10.079 hộ nghèo có 2.709 hộ thiết hụt; trong 1.655 hộ cận nghèo có 371 hộ thiếu hụt.

Trong khi đó, toàn huyện Mèo Vạc hiện có 496 hộ, hơn 2.400 khẩu theo đạo Tin lành; còn lại sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống. Theo các chuyên gia dân tộc học, điều kiện kinh tế khó khăn đi kèm với thiếu hụt tiếp cận thông tin, tín ngưỡng truyền thống đang dần bị mai một đã tạo “khoảng trống” để các các thế lực cực đoan hoạt động, tuyên truyền các hiện tượng tôn giáo mới, tà đạo, đạo lạ.

Không riêng “San sư khẹ tọ” ở Mèo Vạc mà với nhiều đạo lạ, tà đạo xuất hiện ở Việt Nam những năm qua đều cho thấy, môi trường để những hiện tượng tôn giáo lạ này “bám rễ” một phần xuất phát từ đời sống kinh tế còn khó khăn của một bộ phận đồng bào DTTS, ít có điều kiện tiếp cận thông tin. 

Bởi vậy, để ngăn chặn những tà đạo, đạo lạ ở vùng đồn bào DTTS và miền núi thì một trong những giải pháp then chốt, là thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển KT – XH, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc cả vật chất lẫn tinh thần.

Ổn định, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS từ việc thực hiện hiệu quả chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. (Nghi lễ Mát nhà của đồng bào dân tộc Mường được tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam)
Ổn định, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS từ việc thực hiện hiệu quả chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. (Nghi lễ Mát nhà của đồng bào dân tộc Mường được tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam)

Tìm giải pháp căn cơ

Tại Tọa đàm chuyên đề “Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” do Học viện Ngoại giao tổ chức ngày 2/11/2023, PGS. TS. Nguyễn Thanh Xuân - Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ, cho rằng, bên cạnh những tôn giáo hoạt động theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, hiện vẫn còn một số hiện tượng tôn giáo mới mà dấu hiệu cơ bản đó là tính “lành ít dữ nhiều”. Ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, kinh tế còn khó khăn, điều kiện tiếp cận thông tin còn hạn chế, lại đang đứng trước thách thức về sự cạnh tranh trong môi trường truyền giáo của các tôn giáo.

Đây là những nguyên nhân khiến đồng bào dễ dàng bỏ tín ngưỡng truyền thống sang theo các đạo mới, lạ. Khi “khoảng trống” tinh thần xuất hiện thì tôn giáo sẽ truyền đến và phá vỡ biên giới lãnh thổ về mặt tôn giáo, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ về an ninh, quốc phòng nếu không được kiểm soát.

Cũng cần nhìn nhận rằng, mặc dù Đảng, Nhà nước luôn xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách; tuy nhiên, vẫn còn mộ bộ phận cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về công tác dân tộc; chính sách, pháp luật được ban hành chủ yếu là hỗ trợ, chưa ưu tiên tập trung đầu tư phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi;...

Những hạn chế này đã được Bộ Chính trị khóa XII chỉ rõ trong Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới. Kết luận số 65-KL/TW cũng đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác dân tộc cho các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể Nhân dân trong giai doạn hiện nay.

Cần đánh giá những thay đổi ở một số mặt trong đời sống văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào dân DTTS. (Ảnh minh họa)
Cần đánh giá thực chất những thay đổi ở một số mặt trong đời sống văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào dân DTTS. (Ảnh minh họa)

Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi; Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719).

Chương trình MTQG 1719 gồm 10 dự án thành phần, thực hiện đầu tư, hỗ trợ toàn diện các mặt của đời sống xã hội vùng đồng bào DTTS; từ hạ tầng kinh tế, phát triển tiềm năng, lợi thế của vùng… cho đến bảo tồn bản sắc văn hóa, bài trừ hủ tục lạc hậu; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đồng bộ với giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức, công tác quản lý nhà nước... Sau 3 năm, bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình MTQG 1719, thì các địa phương đã chủ động ban hành cơ chế chính sách của địa phương hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào DTTS.

Tuy nhiên, để Chương trình MTQG 1719 thực sự tạo đột phá cho phát triển KT - XH bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi thì cần ổn định đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của một bộ phận đồng bào DTTS, từ đó khơi dậy tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước.

 Cũng cần thấy rằng, một số mặt trong đời sống văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào dân DTTS đã có những thay đổi sâu sắc cần được đánh giá – cả kết quả cũng như tồn tại, để tiếp tục có những giải pháp thực hiện quan điểm, chủ trương về công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.

Ngày 28/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 10/NQ-CP về Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược đã nêu ra 5 nhóm giải pháp để thực hiện: Nâng cao nhận thức về công tác dân tộc; bảo đảm nguồn lực thực hiện; đổi mới xây dựng chính sách; kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc; xây dựng các đề án triển khai chương trình, chính sách thực hiện chiến lược công tác dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.