Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tiền Giang: Mở vòi nước công cộng miễn phí, cứu trợ người dân vùng xâm nhập mặn

T.Hợp - 11:15, 19/03/2024

Theo thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn Nam bộ, tình hình xâm nhập mặn tại ĐBSCL mùa khô năm 2023 - 2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Trước tình hình đó, tỉnh Tiền Giang đã và đang triển khai quyết liệt các giải pháp, đảm bảo phục vụ nước sinh hoạt đầy đủ cho gần 113.000 hộ/409.000 dân trong vùng duyên hải phía Đông.

Người dân đến lấy nước miễn phí tại còi nước công cộng ở xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông. Ảnh: Ấp Bắc
Người dân đến lấy nước miễn phí tại còi nước công cộng ở xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông. Ảnh: Ấp Bắc

Thực hiện chỉ đạo ứng phó khẩn cấp triều cường và xâm nhập mặn theo Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Tiền Giang đang triển khai quyết liệt các giải pháp, đảm bảo phục vụ nước sinh hoạt đầy đủ cho gần 113.000 hộ/409.000 dân trong vùng duyên hải phía Đông trước dự báo diễn biến thời tiết, thủy văn bất lợi trong mùa khô 2023 - 2024.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang cho biết, đến nay, tỉnh đã bố trí kinh phí đầu tư 345 tỷ đồng thực hiện Dự án Mạng lưới đường ống cấp nước phía Đông và Trạm bơm tăng áp Gò Công nhằm tăng khả năng cấp nước sinh hoạt phục vụ các địa bàn ven biển phía Đông.

Được biết, ngay thời điểm trước khi mùa mưa 2023 chấm dứt, mùa khô 2023-2024 đến, Tiền Giang huy động nhân lực ra quân làm thủy lợi nội đồng, khai thông dòng chảy, tập trung giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, bảo đảm các kênh trục, kênh cấp 1, kênh cấp 2 thông thoáng, tạo điều kiện để nhân dân bơm trữ nước trong nội đồng, trên các ao mương, vườn để phòng, chống hạn mặn.

Các huyện, thị trong vùng duyên hải phía Đông phối hợp cùng các ngành hữu quan tăng cường nạo vét các ao chứa, chủ động bơm bổ cấp, trữ ngọt và xử lý cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Trong trường hợp đặc biệt khó khăn, tỉnh sẽ triển khai phương án chở nước ngọt từ thượng lưu sông Tiền về bổ cấp vào các ao chứa tại huyện cù lao Tân Phú Đông.

Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đã mở 28 vòi nước công cộng miễn phí tại các huyện Gò Công Đông, Tân Phú Đông; đồng thời, tùy theo diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn, tình hình thiếu nước ngọt khi vào cao điểm trong mùa khô hạn 2023-2024, tỉnh dự kiến sẽ mở thêm khoảng 50 vòi nước công cộng phục vụ miễn phí cho nhân dân các huyện ven biển nhiều khó khăn như Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và Tân Phú Đông.

Trong giai đoạn 2023-2025 và sau 2025, Tiền Giang tiếp tục triển khai kế hoạch đầu tư 1.752 tỷ đồng thực hiện 18 công trình cấp nước nông thôn, 11 công trình thuộc dự án đầu tư mạng lưới cấp nước thứ cấp, phục vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn và 350 công trình cấp nước sinh hoạt cho các vùng lõm.

Với nguồn nước này, các hộ dân các xã vùng sâu, ngoài đê, ven cửa sông, ven biển, hộ sống phân tán chưa có nước từ các trạm cấp nước tập trung sử dụng có thể đến lấy nước miễn phí sinh hoạt, tránh tình trạng phải mua hoặc đổi nước ngọt với giá đắt đỏ như trước.

Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang cũng yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nước; giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

Thời gian thực hiện đến giữa tháng 5/2024, khi mùa khô hạn 2023-2024 dự kiến sẽ kết thúc.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.