Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thực hiện Đề án 2085 ở vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh: Niềm vui đến với đồng bào DTTS nghèo

Thúy Hồng - 09:52, 26/06/2020

Ngày 31/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2085/QĐ-TTg về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020. Sau gần 4 năm triển khai tại Quảng Ninh, Đề án 2085 đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS, tạo điều kiện giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ gia đình DTTS tại Bình Liêu đã phát triển các mô hình kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. (Ảnh Việt Dũng).
Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ gia đình DTTS tại Bình Liêu đã phát triển các mô hình kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. (Ảnh Việt Dũng).

Theo kế hoạch triển khai Đề án 2085 giai đoạn 2017 - 2020, tỉnh Quảng Ninh có 11 huyện với 5.825 lượt hộ được hưởng lợi từ Đề án với tổng kinh phí 134,2 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 18,6 tỷ đồng, vốn vay 115,5 tỷ đồng. Sau gần 4 năm triển khai, tính đến hết năm 2019, Quảng Ninh đã thực hiện hỗ trợ cho 4.295 lượt hộ, với số vốn thực hiện được gần 60 tỷ đồng. Trong đó có 107 hộ đã được hỗ trợ về đất ở, 31 hộ được hỗ trợ về đất sản xuất, 614 hộ được hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, 2.630 hộ được hỗ trợ về nước sinh hoạt tại 62 xã, 11 huyện, thị xã, thành phố.

Thực hiện Đề án 2085, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống, sản xuất; từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho hộ DTTS nghèo.

Theo ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh, để triển khai Đề án 2085, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện Đề án 2085 theo tiến độ, yêu cầu đề ra, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Trên cơ sở các nguồn lực, đối tượng thụ hưởng được xác định, các địa phương chủ động triển khai rà soát, xây dựng phương án cụ thể và triển khai thực hiện hỗ trợ kịp thời về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vay vốn tín dụng cho các đối tượng thụ hưởng. Theo đó, nhiều địa phương đã triển khai có hiệu quả và đem lại niềm vui, phấn khởi cho đồng bào DTTS.

Tại phường Hoành Bồ, TP. Hạ Long, trước khi sáp nhập vào TP. Hạ Long thì huyện Hoành Bồ có 11/13 xã thuộc vùng DTTS và miền núi. Sau khi sáp nhập vào TP. Hạ Long, phường đã tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống cho bà con DTTS, đó là: Đất sản xuất; nước sinh hoạt, vốn vay phát triển sản xuất. Nhờ cách làm khoa học, cụ thể, công khai, minh bạch nên nhiều hộ đồng bào DTTS của phường đã từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống.

Còn tại huyện Bình Liêu, là địa phương có 96% dân số là đồng bào DTTS, để thực hiện Đề án 2085, huyện đã chủ động xây dựng, triển khai các chính sách dân tộc và chương trình, dự án hỗ trợ cho vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, diện mạo của huyện và đời sống của người dân ngày càng được nâng lên.

Đánh giá hiệu quả bước đầu của Đề án 2085, ông Triệu Đình Sinh, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Bình Liêu cho biết: Thực hiện Đề án 2085, bà con DTTS trên địa bàn đã được hỗ trợ chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt và vay vốn phát triển sản xuất... góp phần nâng cao đời sống. Đề án đã nhận được sự đồng tình cao trong Nhân dân, tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, góp phần cải thiện đáng kể diện mạo nông thôn, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn… 


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.