Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Triển khai nhiều hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến vùng DTTS và miền núi

Quỳnh Trâm - 20:27, 25/09/2023

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý (TGPL), là một mục tiêu của Tiểu dự án 1, Dự án 10 trong Chương trình MTQG 1719. Theo đó, từ nguồn kinh phí của Chương trình, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai được nhiều hoạt động, với nhiều hình thức, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của các tầng lớp Nhân dân ở các địa bàn vùng DTTS và miền núi.

Thông qua tuyên truyền, người dân ở các xã nghèo hiểu rõ hơn quyền được TGPL của mình và lan tỏa hiểu biết pháp luật đến với mọi người
Thông qua tuyên truyền, người dân ở các xã nghèo hiểu rõ hơn quyền được TGPL của mình và lan tỏa hiểu biết pháp luật đến với mọi người

Nhiều hoạt động nâng cao kiến thức về pháp luật

Giai đoạn 2021 - 2025, theo Quyết định 861/2021/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, toàn tỉnh Thanh Hóa có 174 xã, phường, thị trấn vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc phạm vi thực hiện Chương trình MTQG.

Đây đều là những địa bàn mà dân cư chủ yếu là đồng bào các DTTS điều kiện môi trường sống và đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, việc hiểu biết kiến thức pháp luật hạn chế, dẫn đến nhiều thiệt thòi trong bảo vệ quyền lợi hợp pháp, cũng như vô tình vi phạm pháp luật...

Để nâng cao kiến thức về pháp luật cho người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn này, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), tuyên truyền, vận động và TGPL. Theo đó, việc tổ chức các hội nghị trực tiếp hoặc trực tuyến tuyên truyền pháp luật, các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật. Biên soạn phát hành tài liệu, xây dựng các bản tin, chương trình, phóng sự pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng...là những hình thức tuyên truyền được tỉnh chủ trương lựa chọn và thường xuyên tổ chức.

Điển hình, 6 tháng đầu năm 2023, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức nhiều hội nghị triển khai các văn bản mới như: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Thanh tra… cho cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp. 

Việc tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giúp đồng bào DTTS huyện miền núi được tiếp cận kiến thức pháp luật và thụ hưởng TGPL
Việc tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giúp đồng bào DTTS được tiếp cận kiến thức pháp luật và thụ hưởng TGPL

Riêng Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố và một số tổ chức khác, triển khai thực hiện 16 hội nghị tại các huyện Ngọc Lặc, Nông Cống, Thọ Xuân, Như Xuân, Vĩnh Lộc, Lang Chánh…, để tập huấn nghiệp vụ, pháp luật cho 4.840 đại biểu là cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã, báo cáo viên pháp luật cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, hòa giải viên cơ sở, cán bộ chủ chốt cơ sở.

Thực hiện Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2027”, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã tổ chức 22 hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn và ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp với sự tham gia của gần 6.000 lượt cán bộ, nhà giáo và học sinh, sinh viên; Tổ chức 10 hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, với sự tham gia của trên 6.000 học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên.

Nỗ lực của Ban Dân tộc tỉnh

Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thuộc nội dung số 2, Tiểu dự án 1, Dự án 10 trong Chương trình MTQG 1719; đồng thời triển khai nhiều đề án, kế hoạch tuyên truyền cho người dân trên địa bàn như: Đề án “Giảm thiếu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS”, Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS, giai đoạn 2018-2025”, Kế hoạch “tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào dân tộc Mông giai đoạn 2021-2025”. 

Thực hiện các nhiệm vụ này, từ năm 2022 đến nay, Ban Dân tộc đã tổ chức 37 hội nghị tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho 5.095 đại biểu các thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã biên giới, thôn bản vùng đồng bào Mông trên địa bàn các huyện miền núi...; nhờ đó, đã  nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân vùng DTTS và miền núi của tỉnh đối với chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719, các địa phương tổ chức nhiều Hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến với vùng DTTS và miền núi
Từ nguồn kinh phí của Chương trình MTQG 1719, các địa phương tổ chức nhiều Hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến với vùng DTTS và miền núi

Ngoài ra, Ban Dân tộc, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Hội LHPN tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện miền núi tổ chức phổ biến pháp luật trực tiếp, tổ chức hội thi, phiên tòa giả định, phát hành tài liệu pháp luật, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép tuyên truyền pháp luật với diễn văn nghệ, tiểu phẩm... đến cán bộ và Nhân dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Hoạt động này, đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho Nhân dân, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững kỷ cương, kỷ luật, tăng cường sự đoàn kết nội bộ trong Nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Hà Văn Hồng, Bí thư Chi bộ thôn Tân Bình, xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh chia sẻ: Thông qua các hội nghị tập huấn, chúng tôi được nghe các báo cáo viên giới thiệu một số chuyên đề rất thiết thực, hữu ích trong cuộc sống, công việc hàng ngày như: Luật An ninh mạng; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; tuyên truyền, giới thiệu các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc đang triển khai trên địa bàn vùng dân tộc miền núi... Qua đó, giúp mỗi cán bộ thôn, bản củng cố, cập nhật, bổ sung một số kiến thức, kỹ năng tuyên truyền pháp luật, tiếp tục vận động đồng bào thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, chính sách dân tộc và các chương trình, dự án đang được triển khai tại địa phương.

Ông Cầm Bá Tường, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa chia sẻ, thông qua công tác tuyên truyền, vận động và PBGDPL đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Nhân dân; đẩy mạnh phát triển KT-XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS trong tình hình mới.

"Đặc biệt, từ những buổi tuyên truyền, PBGDPL được tổ chức tại cơ sở, người dân được tiếp cận và tương tác hai chiều với hoạt động tuyên truyền pháp luật miễn phí; từ đó nâng cao hiểu biết kiến thức pháp luật, giúp người dân biết tự bảo vệ mình trước các hành vi vi phạm pháp luật", ông Cầm Bá Tường thông tin thêm.

Tin cùng chuyên mục
Ông Vi Văn Sơn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Ông Vi Văn Sơn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Thực hiện giai đoạn I: từ 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng... Ông Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về thành quả, định hướng trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tiếp theo.