Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Thuận Bắc (Ninh Thuận): Tập trung nguồn lực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất

Minh Phương - 09:10, 12/12/2023

Thời gian qua, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) đã tập trung nguồn lực và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển sản xuất, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm mô hình trồng cây nha đam của đồng bào Raglai thôn Xóm Bằng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm mô hình trồng cây nha đam của đồng bào Raglai thôn Xóm Bằng.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2025, định hướng đến năm 2030, đến nay huyện Thuận Bắc đã tập trung chỉ đạo các xã chủ động rà soát, đánh giá thế mạnh từng khu vực, lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ, kết hợp bố trí những cây, con phù hợp để đầu tư phát triển.

Từ năm 2022 đến nay, huyện Thuận Bắc tiến hành hỗ trợ trên 1,175 tỷ đồng cho các địa phương thực hiện mô hình chăn nuôi dê sinh sản; hỗ trợ mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho hộ dân thuộc các xã Phước Kháng, Phước Chiến, Bắc Sơn, Công Hải, Lợi Hải, với kinh phí 2,750 tỷ đồng; đầu tư 1,19 tỷ đồng duy tu, sửa chữa 3 công trình hệ thống thủy lợi.

Đồng thời, hỗ trợ trên 923 triệu đồng thực hiện Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm người lao động vùng đồng bào DTTS; đầu tư 1,220 tỷ đồng thực hiện Dự án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Phước Chiến. Ngoài ra, mỗi năm có hàng nghìn hộ được tiếp cận vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển kinh tế gia đình. 

Phát triển chăn nuôi giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Thuận Bắc vươn lên thoát nghèo bền vững.
Phát triển chăn nuôi giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Thuận Bắc vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hiệu quả từ các chương trình, dự án hỗ trợ trong thời gian qua đã tạo chuyển biến tích cực, nhiều mô hình kinh tế được hình thành và nhân rộng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS giảm bình quân hằng năm trên 5% và vùng miền núi giảm 3,67%.

Trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung xây dựng kế hoạch, định hướng đầu tư các mô hình sản xuất phù hợp, gắn với thị trường tiêu thụ. Đồng thời chú trọng đào tạo, giải quyết việc làm cho người dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức tự lực, vươn lên thoát nghèo trong vùng đồng bào DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.