Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Hiệu quả chính sách dân tộc ở Bình Thuận - Nhìn từ Dân Hiệp

T.Nhân-L.Vũ - 02:41, 24/10/2023

Thôn Dân Hiệp, xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) là một thôn thuần đồng bào DTTS, chủ yếu là đồng bào dân tộc Cơ Ho, đời sống vốn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Lãnh đạo địa phương qua các thời kỳ, luôn trăn trở đi tìm đáp án cho bài toán giúp dân thoát nghèo. Cho đến khi các chính sách đầu tư, hỗ trợ đặc thù dành riêng cho vùng đồng bào DTTS được triển khai thì đáp án cho bài toán giảm nghèo tại địa phương đã được gợi mở.

Nhà văn hoá-Khu thể thao thôn Dân hiệp vừa được đầu tư xây dựng
Nhà văn hoá-Khu thể thao thôn Dân hiệp vừa được đầu tư xây dựng

Chúng tôi về thôn Dân Hiệp một ngày cuối tháng 9, cùng với đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận trong buổi tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Đứng trước khuôn viên Nhà văn hóa – Khu thể thao thôn Dân Hiệp đang chuẩn bị hoàn thiện, ông Mang Hùng, Trưởng thôn Dân Hiệp phấn khởi chia sẻ: Nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719, không chỉ Nhà văn hóa – Khu thể thao được đầu tư xây dựng mới, làm nơi sinh hoạt, hội họp cho người dân, mà vừa qua hệ thống đường giao thông trong thôn cũng đã được bê tông hóa sạch đẹp. Đến hiện tại Ban điều hành thôn đã vận động Nhân dân thực hiện được 2,2 km các tuyến đường “sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”.

Cơ sở hạ tầng của thôn Dân Hiệp được Nhà nước đầu tư xây dựng khang trang
Cơ sở hạ tầng của thôn Dân Hiệp được Nhà nước đầu tư xây dựng khang trang

Ông Mang Đẩu, Bí Thư Chi bộ thôn Dân Hiệp cho hay: Dân Hiệp là thôn thuần đồng bào DTTS, địa bàn thôn rộng chia làm 02 khu vực (khu 29 và 34). Dân số tính đến nay có 365 hộ/1438 khẩu. Trước đây đời sống của bà con khó khăn lắm, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc vào nước trời, thường xuyên mất mùa nên thu nhập rất bấp bênh. Từ khi có các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi, kênh mương bài bản, đồng bào đã mạnh dạn chuyển đổi tập quán canh tác, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm canh bắp lai, lúa nước nên đã nâng dần hiệu quả sản xuất. 

Theo chân ông Mang Hùng - Trưởng thôn Dân Hiệp chúng tôi đi tham quan một vòng hệ thống kênh mương nội đồng của thôn Dân Hiệp vừa mới được đầu tư, dẫn nước từ hồ Sông Khán về tưới tiêu đồng ruộng. “Trước đây, khi chưa có hệ thống kênh mương thì việc tưới tiêu của bà con rất khó khăn phải phụ thuộc vào nước trời. Nhưng bấp bênh lắm. Từ khi được Nhà nước xây dựng hệ thống tưới tiêu này thì bà con rất vui mừng. Nhờ có nguồn nước đảm bảo, bà con yên tâm sản xuất và thu nhập cũng khá hơn”, ông Mang Hùng phấn khởi cho hay.

Nhờ chính sách đầu tư ứng trước bắp giống, người dân thôn Dân Hiệp có điều kiện sản xuất, tăng thu nhập
Nhờ chính sách đầu tư ứng trước bắp giống, người dân thôn Dân Hiệp có điều kiện sản xuất, tăng thu nhập

Ngoài sự quan tâm đầu tư của Nhà nước về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất thì chính quyền địa phương đã làm rất tốt công tác tuyên truyền, khơi dậy ý chí thoát nghèo và tự nỗ lực vươn lên của mỗi người dân. Những kết quả đạt được trong thời gian qua, không chỉ tạo cho người dân niềm phấn khởi, tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, mà điều quan trọng là người dân đã có một điểm tựa vững chắc, tự tin hơn trong hành trình vươn lên thoát nghèo bền vững.

Dẫn chúng tôi đi thăm ruộng bắp xanh mơn mởn, đang thời kỳ trổ cờ, hứa hẹn một vụ mùa bội thu, ông Hoàng Văn Điền, một người dân thôn Dân Hiệp nói: Tôi và bà con ở đây rất mừng vì được sự quan tâm của Nhà nước. Ngoài việc giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hỗ trợ kỹ thuật, tỉnh Bình Thuận còn có chính sách hỗ trợ cho nông dân chúng tôi ứng trước cây giống, phân bón… đến khi thu hoạch thì sẽ thu mua giá cả hợp lý nữa, như vậy người dân chúng tôi hoàn toàn yên tâm rồi, lo gì mà không thoát nghèo.

Thấy chúng tôi ra đồng cùng người dân, đang chăm ruộng bắp kế bên, ông Mang Lum cho biết: Vụ bắp năm nay, tôi đầu tư gần 01 ha. Trước đây việc sản xuất bắp của gia đình gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư. Từ khi có chính sách đầu tư ứng trước của tỉnh, bài toán kinh phí ban đầu của gia đình đã được giải quyết, sản xuất thay đổi tích cực. Thay vì phải mua chịu ở các đại lý, cửa hàng phân bón như trước, thì nay chúng tôi được ứng trước giống, phân bón, tiền làm đất, cũng như hướng dẫn cách trồng trọt chăm sóc đúng cách. Hơn thế nữa, bắp thu hoạch có đầu ra ổn định, không bị ép giá nên bà con chúng tôi phẩn khởi lắm. 

Hệ thống thuỷ lợi dẫn nước từ hồ Sông Khán tưới tiêu cho ruộng đồng, giúp người dân yên tâm sản xuất
Hệ thống thuỷ lợi dẫn nước từ hồ Sông Khán tưới tiêu cho ruộng đồng, giúp người dân yên tâm sản xuất

Theo bà Bà Lê Thị Hòa, Chủ tịch UBND xã Thuận Hòa, xác định được tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo nên thời gian qua, ngoài việc triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách an sinh xã hội, địa phương luôn quan tâm đến phong trào giúp nhau làm kinh tế, giải quyết cho hộ nghèo có đủ diều kiện vay vốn làm ăn, cơ bản đã giải quyết nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo. Hiện nay số hộ nghèo của thôn Dân Hiệp là 69 hộ, chiếm 20,08% (giảm 5,95 % so với năm 2022). Số hộ cận nghèo là 106 hộ, chiếm 30,99% (giảm 4,28% so với năm 2022).

“Có thể nói, đời sống của đồng bào DTTS thôn Dân Hiệp tuy đã được cải thiện đáng kể song vẫn còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn khá cao. Cơ sở hạ tầng, tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống thì vẫn còn hạn chế. Vì vậy, rất mong trong thời gian tới, Nhà nước, tỉnh, huyện sẽ tiếp tục quan tâm, ưu tiên nguồn lực để chúng tôi đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả giúp người dân có thu nhập ổn định, vững tin thoát nghèo, tiến tới làm giàu”, bà Hoà, chia sẻ thêm. 

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận