Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Ninh Thuận: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho vùng đồng bào DTTS&MN

Minh Phương - 09:05, 03/12/2023

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN, từ năm 2022-2023, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách nhằm giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

Bảo đảm đất ở, đất sản xuất để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm nghèo bền vững
Bảo đảm đất ở, đất sản xuất để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận triển khai Nghị quyết số 48/NQ-HĐND về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được sự quan tâm của các cấp chính quyền việc triển khai thực hiện nhiệm vụ “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư” trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định, giúp cho bà con sớm có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.

Trong công tác giao kế hoạch vốn, phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN từ năm 2022-2023 đã được tỉnh thực hiện theo đúng nguyên tắc, tiêu chí, định mức, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch. Trong 2 năm (2022 và 2023) triển khai nhiệm vụ “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư” tỉnh đã giao tổng vốn thực hiện chương trình là 86,942 tỷ đồng cho dự án 1 và dự án 2.

Trong đó dự án 1 là giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trên địa bàn từ năm 2022-2023, tổng vốn giao 58,968 tỷ đồng, Theo kết quả giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh về “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư”, đối với Dự án 1 tại thời điểm giám sát, huyện Ninh Sơn đã hỗ trợ xây dựng hoàn thành nhà ở cho 87 hộ và đang tiếp tục xây mới nhà ở cho 89 hộ nghèo; tại huyện Bác Ái đang hoàn thiện hồ sơ hỗ trợ vốn xây dựng làm nhà ở cho 128 hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách theo quy định.

Ninh Thuận tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư
Ninh Thuận tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư

Do các địa phương trong tỉnh không còn quỹ đất để giao đất cho các hộ sản xuất nông nghiệp, các địa phương đã chuyển sang hình thức chuyển đổi nghề; kết quả hỗ trợ chuyển đổi nghề như: Hỗ trợ giống bò, dê, cừu, heo đen cho 446 hộ; hỗ trợ mua sắm máy móc nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp cho 25 hộ và hỗ trợ học nghề cho 315 học viên/9 lớp; về hỗ trợ nước sinh hoạt, các địa phương đã triển khai thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 212 hộ; xây dựng 7 công trình nước sinh hoạt tập trung (Ninh Phước 1 công trình; Bác Ái 6 công trình).

Dự án 2 là quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết trên địa bàn từ năm 2022-2023, tổng vốn giao 15,969 tỷ đồng. Với Dự án 2, các địa phương đang triển khai thực hiện 4 dự án ổn định dân cư tập trung và dự án xen ghép, như: Dự án đầu tư hạ tầng cấp đất ở và xây dựng nhà ở cho 100 hộ thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) với diện tích khu quy hoạch 7,9ha; Dự án tạo mặt bằng hạ tầng kỹ thuật để cấp đất ở cho 50 hộ xã Phước Hà (Thuận Nam) 3,5ha; Dự án quy hoạch khu dãn dân thôn Mỹ Hiệp, xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn), với diện tích thu hồi 0,59ha; Dự án cơ sở hạ tầng Khu dân cư thôn Đá Hang, xã Vĩnh Hải (Thuận Bắc)...

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN từ năm 2022-2023, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách nhằm giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh. Từ kết quả đó giúp ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tăng cường khối đoàn kết các dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng DTTS&MN với Đảng, Nhà nước.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.