Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Thừa Thiên Huế: Thực trạng đáng quan ngại về suy dinh dưỡng ở trẻ em người DTTS

Phạm Tiến - 09:26, 09/07/2024

Theo số liệu rà soát, năm 2023 trẻ em dưới 5 tuổi người DTTS ở Thừa Thiên Huế suy dinh dưỡng chiếm đến 18%. Đây là con số đáng báo động, đặt ra trách nhiệm nặng nề đối với các cấp chính quyền vùng đồng bào DTTS và miền núi, các ngành chức năng trong công tác nâng cao thể trạng và chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS.

Thực trạng đáng báo động

Xã miền núi A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có trên 80% dân số là người DTTS. Do điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt và thiếu đất sản xuất nông nghiệp… nên đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là chất lượng bữa ăn cho bà mẹ mang thai và nuôi con nhỏ.

Cán bộ y tế kiểm tra, đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em vùng DTTS, miền núi ở Thừa Thiên Huế
Cán bộ y tế kiểm tra, đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em vùng DTTS, miền núi ở Thừa Thiên Huế

Theo số liệu thống kê từ UBND xã A Roàng, hiện địa phương có khoảng 360 hộ có con dưới 5 tuổi với khoảng hơn 350 trẻ. Trong đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi  trên 13%.

Tìm về nhà chị Hồ T. O., dân tộc Cơ Tu ở xã A Roàng, huyện A Lưới - bà mẹ nuôi con nhỏ hơn 1 tuổi, khi chúng tôi tới nơi đã 11h trưa, chị O. mới chỉ nấu cơm, còn thức ăn thì chị nói là vẫn chưa biết lấy gì!

Quan sát thấy bé P.T.K., con gái chị O. có đầy đủ biểu hiện của một trẻ suy dinh dưỡng như, chậm nói, tóc rụng vành khăn và thể trạng gầy yếu. Chị Hồ T.O. cho biết, chỉ nuôi bé bằng sữa mẹ, tuy nhiên do ăn uống không bảo đảm nên chị cũng thiếu sữa. Do đó, bé P.T.K. thường quấy khóc và thể trạng phát triển chậm.

Không chỉ hộ gia đình chị Hồ.T.O., ở A Roàng có nhiều gia đình có con bị suy dinh dưỡng. Điểm chung của các hộ gia đình này là đều thuộc diện hộ nghèo, kinh tế khó khăn, nhận thức chưa cao nên điều kiện và kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đều thiếu và yếu.

Theo số liệu báo cáo đến cuối năm 2023, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi vùng đồng bào DTTS miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm tỷ lệ 18%, tập trung nhiều ở các huyện A Lưới, Nam Đông. Trước thực trạng này, thời gian qua, các cấp chính quyền Thừa Thiên Huế cùng các ngành chức năng cũng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ em vùng DTTS và miền núi.

(Bài KH)Thừa Thiên Huế: Thực hiện nhiều giải pháp để giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em DTTS 1
Theo số liệu thống kế, hiện có 18% số trẻ em vùng DTTS và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế bị suy dinh dưỡng

Triển khai nhiều giải pháp đồng bộ

Thừa Thiên Huế đang đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2025, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi vùng DTTS và miền núi sẽ giảm xuống dưới 15%. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai dự án, mô hình chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời.

Theo kế hoạch, từ năm 2024 - 2025, CDC Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức triển khai mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho 40% xã vùng khu vực III. Thông qua chương trình, cán bộ CDC sẽ hướng dẫn việc chăm sóc dinh dưỡng lồng ghép trong chăm sóc trước sinh tại trạm y tế xã và tại cộng đồng. 

Đồng thời, thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ. Cùng với đó CDC sẽ tổ chức khám sàng lọc, đánh giá dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi; tổ chức các buổi hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ dựa trên các sản phẩm/thực phẩm tại địa phương.

Cán bộ CDC Thừa Thiên Huế hướng dẫn bà mẹ mang thai thực hành nấu năn bảo đảm dinh dưỡng
Cán bộ CDC Thừa Thiên Huế hướng dẫn bà mẹ mang thai thực hành nấu năn bảo đảm dinh dưỡng

Để chương trình có hiệu quả thực chất, CDC tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, nói chuyện chuyên đề về dinh dưỡng cho cộng tác viên tại các xã nghèo có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao. Đồng thời, mở các lớp tập huấn kiến thức/thực hành và hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ cho con bú ở các xã vùng DTTS và miền núi.

Cùng với đó, CDC Thừa Thiên Huế đã lồng ghép nguồn lực từ Dự án 7 thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, để cấp đa vi chất dinh dưỡng cho trẻ em từ 6 - 23 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi ở 7 thôn thuộc xã A Roàng, huyện A Lưới. Từ đó, góp phần thay đổi thói quen và quan niệm về nuôi con nhỏ trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Theo kế hoạch, từ năm 2024 - 2025, CDC Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức triển khai mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho 40% xã vùng khu vực III
Theo kế hoạch, từ năm 2024 - 2025, CDC Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức triển khai mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho 40% xã vùng khu vực III

Cùng với nỗ lực của CDC, các địa phương Nam Đông, A Lưới cũng triển khai nhiều giải pháp để giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi. Cụ thể, cả 2 địa phương đã chỉ đạo các xã, đưa chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em vào tiêu chí thi đua của xã. Đồng thời, tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng nuôi con nhỏ bảo đảm để phòng chống suy dinh dưỡng. 

Bên cạnh đó, lồng ghép nguồn lực từ các Chương trình MTQG, hai huyện A Lưới và Nam Đông cũng đang triển khai hỗ trợ con giống, cây giống để đồng bào phát triển kinh tế hộ gia đình tăng thu nhập, qua đó nâng cao mức sống, góp phần hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, để chủ trương, chính sách thực sự đi vào cuộc sống thì vẫn cần tháo gỡ các vướng mắc. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Thanh, Phó Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu.