Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Thừa Thiên Huế hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho gần 2.200 hộ nghèo, hộ cận nghèo

T.Hợp - 15:25, 30/11/2022

Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở huyện nghèo trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở là 2.184 hộ, trong đó: 1.623 hộ được xây mới; 561 hộ sửa chữa.

Hỗ trợ xây nhà cho người nghèo
Hỗ trợ xây nhà cho người nghèo

Theo báo cáo của UBND huyện A Lưới, trong năm 2022, trên địa bàn huyện đã triển khai hỗ trợ 903 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia. Theo đó, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hỗ trợ 437 căn nhà, trong đó 325 nhà xây mới và 112 nhà sửa chữa. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hỗ trợ 466 căn nhà, trong đó 310 nhà xây mới và 156 nhà sửa chữa.

Đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, căn cứ quyết định phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo thuộc tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt, tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở là 2.184 hộ, trong đó: 1.623 hộ được xây mới; 561 hộ sửa chữa. 

Định mức hỗ trợ xây mới mỗi hộ 60 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 40 triệu đồng và ngân sách địa phương đối ứng 15% khoảng 6 triệu đồng, phần còn lại là do ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa 14 triệu đồng. Hỗ trợ sửa chữa mỗi hộ 30 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 20 triệu đồng, ngân sách địa phương đối ứng 15% khoảng 3 triệu đồng, phần còn lại do ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa 7 triệu đồng. Năm 2022, trên địa bàn huyện A Lưới được hỗ trợ 437 nhà, trong đó 325 nhà xây mới và 112 nhà sửa chữa với kinh phí 22.842 triệu đồng (Trung ương 15.228 triệu đồng và địa phương 7.614 triệu đồng).

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị, huyện A Lưới cần tập trung kiểm tra hỗ trợ cho bà con để đảm bảo tiến độ xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo. Huyện cần tăng cường kiểm tra về vật liệu xây dựng để đảm bảo vật liệu trong thi công xây dựng. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội để thẩm định và giải ngân cho bà con theo đúng quy định. 

Đồng thời, huyện A Lưới cần tăng cường công tác tuyên truyền các chế độ chính sách để bà con nắm rõ theo từng đối tượng thụ hưởng cụ thể. Bên cạnh đó, huyện rà soát chặt chẽ để các hộ nghèo được hưởng chế độ chính sách theo các quyết định của Trung ương và tỉnh đã phê duyệt.

Ngoài ra, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các Sở, ngành chuyên môn có hướng dẫn, hỗ trợ để huyện A Lưới xây dựng dự án triển khai để huyện triển khai các thủ tục của dự án theo quy định. Huyện cần làm việc với Ngân hàng Vietcombank để hỗ trợ xây dựng nhà ở chương trình giảm nghèo để phê duyệt theo quy định, giải ngân sớm để hỗ trợ cho người dân./.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.