Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn tham vấn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế

PV - 20:15, 29/06/2023

Chiều 29/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn tham vấn Điều IV của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), do ông Sanjaya Panth, Phó Vụ trưởng Vụ châu Á-Thái Bình Dương của IMF làm Trưởng đoàn, đang có chuyến công tác đánh giá định kỳ tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe và đánh giá cao các ý kiến đánh giá, tư vấn chính sách từ phía IMF - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe và đánh giá cao các ý kiến đánh giá, tư vấn chính sách từ phía IMF - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ hài lòng với kết quả hợp tác giữa Việt Nam và IMF; cho biết Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe và đánh giá cao các ý kiến đánh giá, tư vấn chính sách từ phía IMF. Báo cáo của Đoàn Điều IV luôn là một trong những thông tin đầu vào quan trọng đối với công tác hoạch định, thực thi chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành của Việt Nam.

Nhấn mạnh sự đồng hành của IMF có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao hoạt động tư vấn, đối thoại chính sách của IMF đã góp phần hỗ trợ Chính phủ trong việc hoạch định các chính sách ổn định và phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả, đúng hướng, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng COVID-19 và bất ổn toàn cầu hiện nay.

Trao đổi với Đoàn công tác của IMF về tình hình kinh tế thế giới và vai trò của IMF đối với sự phát triển thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Thiên Tân (Trung Quốc) vừa qua, Thủ tướng đã đề cập đến những cơn gió ngược đối với kinh tế thế giới trong bối cảnh hiện nay; đồng thời nêu lên một số định hướng chủ yếu để ứng phó, trong đó, quan trọng nhất là tăng cường hợp tác, đoàn kết toàn cầu, sớm chấm dứt xung đột, thúc đẩy các động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng cho rằng các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính quốc tế, trong đó có IMF cần tham gia vào việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thương mại, đầu tư, tạo ra dòng vốn thị trường, sản phẩm và cần có chính sách ưu tiên về dòng vốn; có giải pháp phù hợp thúc đẩy tổng cung và tổng cầu.

Đối với Việt Nam, trong bối cảnh khó khăn toàn cầu, Việt Nam vẫn đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng phục hồi, các cân đối lớn được bảo đảm. Đặc biệt, nợ công, nợ Chính phủ và bội chi đều còn dư địa lớn.

Chung ý kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính, các thành viên Đoàn tham vấn Điều IV bày tỏ hài lòng về kết quả hợp tác hiệu quả với Việt Nam; chúc mừng Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là sau đại dịch COVID-19.

IMF tin tưởng, với chính sách điều hành kinh tế linh hoạt, hiệu quả của Việt Nam, những tháng cuối năm 2023 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt hơn và duy trì, thúc đẩy trong những năm tiếp theo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
IMF tin tưởng, với chính sách điều hành kinh tế linh hoạt, hiệu quả của Việt Nam, những tháng cuối năm 2023 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt hơn và duy trì, thúc đẩy trong những năm tiếp theo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trả lời câu hỏi của Thủ tướng Phạm Minh Chính về đánh giá tình hình kinh tế thế giới, các thành viên Đoàn tham vấn Điều IV cho biết, IMF đánh giá triển vọng tăng trưởng toàn cầu tương đối yếu, song khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam được đánh giá là có triển vọng khá hơn là động lực tăng trưởng toàn cầu.

Hiện nay và trong ngắn hạn, tình hình thị trường và xuất khẩu suy giảm, ảnh hưởng đến sản xuất. Ngoài ra, với việc nhiều quốc gia điều chính chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, IMF tin tưởng, với chính sách điều hành kinh tế linh hoạt, hiệu quả của Việt Nam, như cân bằng giữa tăng trưởng với lạm phát, tăng trưởng với ổn định kinh tế, tài chính; nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế… những tháng cuối năm 2023, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt hơn và đà tăng trưởng này sẽ được duy trì, thúc đẩy trong những năm tiếp theo.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết, sau nhiều năm chị ảnh hưởng của chiến tranh, bao vây cấm vận, hiện nay Việt Nam là nước đang phát triển; nền kinh tế đang chuyển đổi nên có những khó khăn, hạn chế, sức chống chịu với các cú sốc bên ngoài yếu.

Thông tin tới đoàn công tác của IMF về đường lối phát triển kinh tế và chính sách điều hành kinh tế của Việt Nam, Thủ tướng mong muốn IMF tiếp tục cung cấp các chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật cho các lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính, tiền tệ, thống kê… cho các cơ quan Việt Nam; đề nghị Đoàn Điều IV và Văn phòng đại diện IMF tại Việt Nam tiếp tục tăng cường hoạt động tư vấn chính sách cho Chính phủ và các cơ quan.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng quan hệ tốt đẹp vốn có giữa Việt Nam và IMF sẽ tiếp tục được củng cố và phát huy hơn nữa trong thời gian tới; IMF sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình phát triển trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.