Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn kinh tế lớn nhất Ấn Độ

PV - 19:15, 22/12/2023

Chiều 22/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Gautam Adani, Chủ tịch Tập đoàn Adani – Tập đoàn kinh tế lớn nhất Ấn Độ, với vốn hóa thị trường hơn 200 tỷ USD, đang khảo sát để đầu tư khoảng 10 tỷ USD tại Việt Nam trong 10 năm tới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Gautam Adani, Chủ tịch Tập đoàn Adani - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Gautam Adani, Chủ tịch Tập đoàn Adani - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hoan nghênh Chủ tịch Tập đoàn Adani sang thăm Việt Nam và chúc mừng Adani tiếp tục phát triển, Thủ tướng Chính phủ bày tỏ vui mừng nhận thấy quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước Việt Nam, Ấn Độ đang phát triển rất tích cực trên các lĩnh vực, tuy nhiên quan hệ kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng.

Đặc biệt, Lãnh đạo cấp cao hai nước luôn dành quan tâm cao cho thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư, trong đó có việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước; cho biết, Việt Nam luôn hoan nghênh và sẵn sàng chào đón các tập đoàn lớn của Ấn Độ, trong đó có Tập đoàn Adani sang Việt Nam đầu tư trong những lĩnh vực chiến lược như hạ tầng, năng lượng...

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do với hơn 60 thị trường lớn trên thế giới; hiện đang ưu tiên tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông, bao gồm đường bộ cao tốc, cảng biển, sân bay. Trong quá trình này, Việt Nam coi trọng và tiếp tục đề ra nhiều chính sách thuận lợi và môi trường thông thoáng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

Chủ tịch Tập đoàn Adani Gautum Adani bày tỏ ngưỡng mộ và chúc mừng Việt Nam đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch Tập đoàn Adani Gautum Adani bày tỏ ngưỡng mộ và chúc mừng Việt Nam đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cảm ơn và vui mừng được Thủ tướng Chính phủ dành thời gian tiếp đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Adani Gautum Adani bày tỏ ngưỡng mộ và chúc mừng Việt Nam đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có vai trò chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Phạm Minh Chính; đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam, nhất là sự quan tâm, sẵn sàng đối thoại, tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Giới thiệu với Thủ tướng Chính phủ về Tập đoàn, nguyên tắc hoạt động của Tập đoàn và chiến lược hợp tác của Adani tại Việt Nam với tổng giá trị đầu tư lên đến 10 tỷ USD trong 10 năm tới, trong các lĩnh vực cảng biển, logistics, hạ tầng, năng lượng tái tạo, trong đó có Dự án cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng; ông Gautam Adani cho biết, Tập đoàn mong muốn đầu tư tại Việt Nam trong một số lĩnh vực như: Cảng biển, năng lượng xanh, truyền tải điện, sân bay, đường thủy nội địa và những lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng được biết Tập đoàn Adani đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn vào Việt Nam; cho biết, các lĩnh vực Adani quan tâm đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển của Việt Nam; đề nghị cùng với đầu tư về vốn, Adani đưa vào Việt Nam công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Ấn Độ nói chung và Adani nói riêng triển khai các hoạt động đầu tư kinh doanh có hiệu quả và bền vững tại Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Ấn Độ nói chung và Adani nói riêng triển khai các hoạt động đầu tư kinh doanh có hiệu quả và bền vững tại Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trước mắt Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Adani phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương Việt Nam nghiên cứu triển khai hiệu quả dự án cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng); nghiên cứu đầu tư xây dựng sân bay Chu Lai và các dự án cụ thể trong các lĩnh vực năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo; khẳng định, Việt Nam sẽ hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Ấn Độ nói chung và Adani nói riêng triển khai các hoạt động đầu tư kinh doanh có hiệu quả và bền vững tại Việt Nam, đóng góp tích cực xây dựng mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước ngày càng phát triển.

Tập đoàn Adani là tập đoàn lớn nhất Ấn Độ chuyên về cơ sở hạ tầng, năng lượng; sở hữu 14 cảng biển tư lớn nhất tại Ấn Độ, chiếm 25% năng lực cảng biển của Ấn Độ và 7 sân bay của Ấn Độ; là Tập đoàn năng lượng lớn nhất Ấn Độ. Năm 2023, doanh thu Tập đoàn đạt khoảng 33 tỷ USD, lợi nhuận đạt khoảng 2,9 tỷ USD với 29.000 nhân viên trên toàn cầu. Ông Gautum Adani là tỷ phú giàu thứ 15 thế giới sở hữu 82,5 tỷ USD, và là người giàu thứ hai tại Ấn Độ và châu Á.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.