Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghệ sĩ Việt Nam biểu diễn sử thi Ramayana tại Ấn Độ

PV - 16:50, 24/02/2023

Đoàn nghệ sĩ tỉnh Trà Vinh vừa có buổi trình diễn ở cuộc thi Ramayan Mandli tại thành phố Rajim, bang Chattisgarh, Ấn Độ. Đoàn đã biểu diễn nhiều chương trong sử thi Ramayana và được khán giả Ấn Độ đón nhận, ủng hộ nhiệt tình.

Trang phục dân gian và màn thể hiện các nhân vật như Ram, Sita của các nghệ sĩ Việt Nam được đánh giá cao. (Nguồn: Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam)
Trang phục dân gian và màn thể hiện các nhân vật như Ram, Sita của các nghệ sĩ Việt Nam được đánh giá cao. (Nguồn: Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam)

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam cho biết, đoàn Việt Nam gồm 12 thành viên là các giảng viên, sinh viên Đại học Trà Vinh và nghệ sĩ chuyên nghiệp mới đây đã có chuyến đi Ấn Độ kéo dài hai tháng với mục đích giao lưu văn hóa.

Trong lịch sử, người Khmer Nam Bộ ở miền nam Việt Nam và người dân vùng Đông Nam Á đã tiếp nhận và chuyển đổi các tác phẩm văn học cổ điển của Ấn Độ.

Mức độ phổ biến của sử thi Ramayana tại Việt Nam được thể hiện qua các nghi thức sinh hoạt văn hóa, diễn xướng dân gian của cộng đồng Khmer Nam Bộ.

Người Khmer đã tiếp nhận và chuyển đổi sử thi Ramayana thành một tác phẩm cổ điển của riêng họ với tên gọi mới: Riềm-kê.

Các khán giả sân khấu văn hóa Magh Punni Mela ở bang Chatitsgarh đã chào đón màn trình diễn của các nghệ sĩ Việt Nam với những tràng pháo tay nhiệt liệt.

Trang phục truyền thống và màn thể hiện các nhân vật như Ram, Sita của các nghệ sĩ Việt Nam cũng được đánh giá cao.

Trong dịp này, đoàn Việt Nam cũng học hỏi thêm từ các nghệ sĩ Ấn Độ nhiều phong cách biểu diễn khác nhau của sử thi này.

Tin cùng chuyên mục
Yên Bái nỗ lực thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Yên Bái nỗ lực thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Những năm gần đây, tỉnh Yên Bái luôn nằm trong danh sách những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) và là một trong những điểm sáng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong thực hiện Chương trình.