Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Độc đáo lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer

Kim Anh - 09:47, 30/10/2022

Ok Om Bok là lễ hội lớn trong năm của đồng bào Khmer Nam Bộ. Lễ hội được tổ chức vào thời điểm kết thúc vụ mùa, để tỏ lòng biết ơn đối với Mặt trăng, vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ người dân trong việc bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm cho phum, sóc.

Để chuẩn bị cho Lễ hội Ok Om Bok vào ngày Rằm tháng Mười âm lịch, đồng bào Khmer chuẩn bị các loại nông sản đã được trồng cấy trong vụ mùa: Lúa nếp chín rộ; rặng dừa say trái; vườn chuối chín vàng; khoai, môn cho củ; loài hoa khoe sắc…
Để chuẩn bị cho Lễ hội Ok Om Bok vào ngày Rằm tháng Mười âm lịch, đồng bào Khmer chuẩn bị các loại nông sản đã được trồng cấy trong vụ mùa
Các nam nữ thanh niên Khmer chế biến nông sản thành các lễ vật cúng trăng. Trong các vật phẩm lễ Ok Om Bok luôn có cốm dẹt – vật phẩm gắn với hình tượng tín ngưỡng về nền văn minh lúa nước của người Khmer
Các nam nữ thanh niên Khmer chế biến nông sản thành các lễ vật cúng trăng. Trong các vật phẩm lễ Ok Om Bok luôn có cốm dẹt – vật phẩm gắn với hình tượng tín ngưỡng về nền văn minh lúa nước của người Khmer
Sau khi chuẩn bị xong các lễ vật, đồng bào thực hiện các nghi lễ cúng Trăng. Vào đêm rằm tháng 10, những lễ vật được bày lên bàn thờ, khi trăng lên khỏi rặng cây trước ngõ (tầm 19 giờ 30 phút), bà con tiến hành nghi lễ cúng Trăng. (Trong ảnh: Các lễ vật đã được đồng bào chuẩn bị cho nghi lễ Cúng Trăng )
Sau khi chuẩn bị xong các lễ vật, đồng bào thực hiện các nghi lễ cúng Trăng. Vào đêm rằm tháng 10, những lễ vật được bày lên bàn thờ, khi trăng lên khỏi rặng cây trước ngõ (tầm 19 giờ 30 phút), bà con tiến hành nghi lễ cúng Trăng. (Trong ảnh: Các lễ vật đã được đồng bào chuẩn bị cho nghi lễ Cúng Trăng)
Nghi lễ cúng Trăng diễn ra theo từng hộ gia đình, hoặc vài hộ gia đình sinh sống liền kề. Trong nghi lễ này, chủ trì buổi lễ là cụ ông, trụ cột của gia đình hoặc người có uy tín trong xóm, tiếp đến là trẻ con, thanh niên, thiếu nữ, các bậc phụ huynh của trẻ con cùng tham dự
Nghi lễ cúng Trăng diễn ra theo từng hộ gia đình, hoặc vài hộ gia đình sinh sống liền kề. Trong nghi lễ này, chủ trì buổi lễ là cụ ông, trụ cột của gia đình hoặc người có uy tín trong xóm, tiếp đến là trẻ con, thanh niên, thiếu nữ, các bậc phụ huynh của trẻ con cùng tham dự
Sau khi cầu nguyện, cúng bái xong, chủ trì buổi lễ vừa đút cốm dẹp và quả chuối vào miệng các em thiếu nhi và thanh thiếu niên, vừa hỏi ước nguyện của các em trong tương lai, có em ước nguyện làm cô giáo, có em ước nguyện làm bác sĩ, làm kỹ sư, làm công an...những ước mơ của các em được xem là tiền đề để các bậc phụ huynh làm cha, làm mẹ lưu tâm, tạo điều kiện để các em thực hiện được những ước mơ đó
Sau khi cầu nguyện, cúng bái xong, chủ trì buổi lễ vừa đút cốm dẹp và quả chuối vào miệng các em thiếu nhi và thanh thiếu niên, vừa hỏi ước nguyện của các em trong tương lai, có em ước nguyện làm cô giáo, có em ước nguyện làm bác sĩ, làm kỹ sư, làm công an...những ước mơ của các em được xem là tiền đề để các bậc phụ huynh làm cha, làm mẹ lưu tâm, tạo điều kiện để các em thực hiện được những ước mơ đó
Sau khi thực hiện xong nghi lễ cúng trăng, đồng bào thực hiện nghi thức thả đèn gió nhằm gửi gắm những ước nguyện của con người về mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ đến với Thần Mặt Trăng
Sau khi thực hiện xong nghi lễ cúng trăng, đồng bào thực hiện nghi thức thả đèn gió nhằm gửi gắm những ước nguyện của con người về mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ đến với Thần Mặt Trăng
Trong đêm cúng Trăng, bà con thả hoa đăng xuống ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch tùy theo địa hình nơi cư trú nhằm tỏ lòng biết ơn đến Thần Nước, hay Mẹ Nước là cội nguồn của sự sống
Trong đêm cúng Trăng, bà con thả hoa đăng xuống ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch tùy theo địa hình nơi cư trú nhằm tỏ lòng biết ơn đến Thần Nước, hay Mẹ Nước là cội nguồn của sự sống
Sau khi hoàn thành các nghi lễ, đồng bào Khmer lại cùng nhau ca hát nhảy múa vui mừng đêm hội
Sau khi hoàn thành các nghi lễ, đồng bào Khmer lại cùng nhau ca hát nhảy múa vui mừng đêm hội
Trong lễ Ok Om Bok lưu giữ nhiều điệu múa cổ truyền và nền âm nhạc truyền thống của người Khmer
Trong lễ Ok Om Bok lưu giữ nhiều điệu múa cổ truyền và nền âm nhạc truyền thống của người Khmer
Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.