Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thời trang batik ở xứ sở vạn đảo

Tấn Vịnh - 10:21, 14/09/2021

Đất nước “vạn đảo” Indonesia còn giữ được truyền thống làm batik cổ, nhất là các vùng Toraja, Flores, Halmahera, Papua hay khu ngoại ô Tuban, phía đông Java. Batik được đánh giá là sản phẩm dệt tinh tế nhất, đẹp nhất, không có nơi nào sánh nổi.

Vẽ sáp ong trên vải để tạo hoa văn batik
Vẽ sáp ong trên vải để tạo hoa văn batik

Batik được thực hiện qua nhiều công đoạn phức tạp. Từ mảnh vải cotton dệt tay trắng nguyên sơ, thợ thủ công và những nhà thiết kế dùng bút chì vẽ mẫu hoa văn lên vải. Sau đó họ vẽ và phủ sáp ong lên các hình mẫu, rồi nhúng trong thùng đựng dung dịch thuốc nhuộm đun sôi. Nước nóng lên sẽ làm cho sáp tan ra, phần vải được phủ sáp ong vẫn còn trắng, chỉ có các phần vải không được phủ sáp mới nhuốm màu và bắt đầu hiện hình hoa văn.

Công đoạn quan trọng nhất là vẽ sáp ong. Người ta dùng một công cụ nhỏ bằng đồng chứa sáp ong nóng có vòi thon và dài, gọi là canting vẽ và phủ sáp ong lên các hình vẽ hay những mảng chưa cần được nhuộm màu của tấm vải. Tấm vải được mang phơi khô, kiểm tra chất lượng kỹ thuật màu sắc, hoa văn sau lần nhuộm ban đầu. Sau vài quy trình lặp đi lặp lại: vẽ - phủ sáp ong và nhuộm màu, sẽ cho ra sản phẩm hoàn thiện, ưng ý.

Sản phẩm vải batik cao cấp
Sản phẩm vải batik cao cấp

Vải batik từ lâu đã được chọn làm trang phục truyền thống, tạo nên vẻ đẹp lộng lẫy, sang trọng cho phái đẹp. Nhiều mẫu vải batik có kích thước khác nhau dùng để may áo, váy, tấm choàng, khăn, thắt lưng… Một số tấm vải dành riêng cho việc trang trí nhà cửa, làm khăn choàng phủ lên đôi vợ chồng trong lễ cưới. Batik là sản phẩm vải được ưa chuộng và sử dụng làm trang phục cho mọi tầng lớp. Học sinh đến trường cũng sử dụng đồng phục batik, nhân viên, cán bộ, công nhân ở các cơ quan, xí nghiệp, công sở đều có đồng phục riêng từ sản phẩm batik. Điều này không chỉ vì trân trọng nét đẹp ngoại hình mà họ còn có ý thức bảo vệ bản sắc truyền thống của họ. 

Cô gái Indonesia nền nã trong trang phục batik
Cô gái Indonesia nền nã trong trang phục batik

“Xứ sở vạn đảo” vốn rất giàu có tiềm năng về di sản văn hóa, trong đó nổi trội là di sản thời trang, trang phục truyền thống. Trong những sự kiện, lễ hội, hội thảo ở cấp quốc gia hay khu vực, dệt may truyền thống là sản phẩm chủ lực thu hút du khách trong và ngoài nước. Nhiều hoạt động như hội chợ, giới thiệu sản phẩm làng nghề sản xuất vải batik và các loại sản phẩm thổ cẩm khác như ikat, songket; trình diễn thời trang batik, tham quan làng batik trải nghiệm các quy trình làm ra sản phẩm; tham quan bảo tàng dệt may, tận mắt nhìn những hiện vật quý như những tấm vải batik cổ, khuôn in sáp ong, bút vẽ, trang phục batik qua các thời đại...

Vẻ đẹp truyền thống của cô gái Indonesia
Vẻ đẹp truyền thống của cô gái Indonesia

Batik là sản phẩm dệt có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ thuật dệt và hội họa. Một số sản phẩm đạt chất lượng nghệ thuật tinh xảo, có giá trị thẩm mỹ cao. Với vẻ đẹp độc nhất vô nhị, những sắc phục được tạo ra từ sản phẩm batik chính là tinh hoa di sản thời trang của “Xứ sở vạn đảo”. Batik là báu vật giúp cho đất nước Indonesia phát triển mạnh công nghệ may mặc, dệt vải, thời trang, lễ hội, du lịch…

Truyền thống batik đã trở thành biểu tượng văn hóa của quốc đảo lớn nhất hành tinh Indonesia. Năm 2009, batik đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Một gian hàng bán sản phẩm dệt batik tại Indonesia
Một gian hàng bán sản phẩm dệt batik tại Indonesia
Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.