Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bút vẽ sáp ong - Công cụ độc đáo của nghệ nhân dệt

Hoài Dương - 16:09, 02/12/2019

Nghệ thuật tạo hình của đồng bào dân tộc Mông ở Yên Bái được thể hiện rõ trên các bộ trang phục truyền thống. Theo đó, để tạo nên những họa tiết, hoa văn tinh tế trên trang phục thì bút vẽ sáp ong là một trong những công cụ độc đáo không thể thiếu của người phụ nữ Mông.

Ông Lý Pàng Chua, người chế tác bút sáp ong ở bản Pú Nhu, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái)
Ông Lý Pàng Chua, người chế tác bút sáp ong ở bản Pú Nhu, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái)

Theo những người phụ nữ dân tộc Mông ở huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), để làm ra những bộ trang phục truyền thống của dân tộc Mông thì cây bút vẽ sáp ong là một trong những công cụ không thể thiếu trong những vật dụng may vá của họ. Bởi lẽ, bút sáp ong là công cụ trợ giúp cho bàn tay khéo léo của họ trong quá trình khắc họa nên những nét hoa văn đẹp, độc đáo và lộng lẫy với đủ màu sắc trên nền vải để tạo ra những bộ trang phục truyền thống đẹp có hoa văn và bản sắc riêng. 

Điều đặc biệt ở bút vẽ sáp ong là được thiết kế bởi 2 lá đồng, một thanh tre, có một ô trống nhỏ ở giữa hai lá đồng để tạo thành nơi chứa sáp ong. Do vậy, người phụ nữ khi vẽ lên nền vải thì cần đặt bút vào bát sáp ong đã được đun nóng kết hợp điều chỉnh lượng sáp ong sao cho vừa đủ để vẽ lên nền vải đảm bảo đẹp và thể hiện được sự khéo léo của người phụ nữ Mông. 

Ông Lý Pàng Chua, một trong những người chế tác bút sáp ong có tiếng ở bản Pú Nhu, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) cho biết, bút vẽ sáp ong với hình thù nhỏ gọn, thô sơ với đầy đủ các chủng loại khác nhau được thiết kế với những họa tiết, hoa văn hết sức mộc mạc, bắt nguồn từ các câu chuyện cổ, thơ ca về cội nguồn dân tộc, phong cảnh thiên nhiên, các loại cây trồng, vật nuôi và sản phẩm nông nghiệp quen thuộc của người Mông với các hoạ tiết dưới dạng ô nằm ngang với đường viền là hình vuông, chữ thập, đinh, công, kết hợp với hình quả trám, tam giác, tròn, xoáy kép, răng cưa, đường cong, đường lượn sóng,…Bên trong là các hình ngôi sao, hoa bí, hoa tỏi, hoa mận, hoa đào, mạng nhện, cánh bướm, vảy cá,… những họa tiết này đều thể hiện được bản sắc văn hoá truyền thống cũng như thông điệp về ý chí, nghị lực và khát vọng vươn lên trong cuộc sống của người Mông bao đời nay. 

Cùng chia sẻ về những độc đáo của bút vẽ sáp ong khi đang mải miết, hoàn thiện những chiếc váy và trang phục cho gia đình để chuẩn bị đón Tết Canh Tý, chị Lý Thị Ninh, ở bản Trống Tông, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải vui vẻ nói: Với người phụ nữ Mông ở đây, mỗi người đều có ít nhất cho mình trên dưới 10 cây bút vẽ sáp ong với đầy đủ các hình thù khác nhau, cùng với đó việc những người phụ nữ sử dụng những cây bút vẽ sáp ong để khắc hoạ cho trang phục của mình, qua đó cũng thể hiện được tính cần cù của người phụ nữ Mông qua những bộ trang phục.  

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.