Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thoát nghèo nhờ nuôi lợn Lũng Pù

Văn Hoa - 16:05, 14/12/2020

Xác định chăn nuôi lợn Lũng Pù theo hướng hàng hóa sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, do đó thời gian qua huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã có nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho người chăn nuôi làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Anh Vừ Mí Và (ngoài cùng bên trái) chia sẻ về kinh nghiệm nuôi lợn Lũng Pù với cán bộ khuyến nông
Anh Vừ Mí Và (ngoài cùng bên trái) chia sẻ về kinh nghiệm nuôi lợn Lũng Pù với cán bộ khuyến nông

 Gia đình anh Vừ Mí Và trước kia chỉ lên nương trồng ngô, trồng sắn, nuôi 1 hay 2 con lợn, cuộc sống vô cùng khó khăn, nhiều lúc thiếu ăn. Anh trăn trở phải làm gì để thay đổi cuộc sống của gia đình mình. Cơ duyên đến, khi đầu năm 2019, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc định hướng tham gia mô hình chăn nuôi lợn sinh sản, giống bản địa theo hướng an toàn sinh học có giá trị kinh tế cao, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang tổ chức. Gia đình anh Vừ Mí Và đã nắm lấy cơ hội để phát triển kinh tế vươn lên từ chăn nuôi.

Trao đổi với chúng tôi, anh Vừ Mí Và phấn khởi kể: “Từ khi nuôi lợn Lũng Pù, gia đình tôi xuất bán được rất nhiều lứa lợn giống; Mỗi con lợn nái bình quân 2 lứa/năm, mỗi lứa 6 - 8 con, giá mỗi con lợn giống khoảng từ 1,8 triệu đến 2 triệu đồng. Gia đình tận dụng các sản phẩm nông nghiệp như ngô, rau rừng, cám gạo, khoai làm thức ăn cho lợn. Trừ chi phí, gia đình tôi còn thu được khoảng 50 triệu đồng/năm”.

Anh Vừ Mí Và cũng cho biết thêm, giống lợn Lũng Pù rất thích nghi với điều kiện khí hậu và địa hình của địa phương. Tuy nhiên, người nuôi phải thường xuyên nắm bắt thông tin về kỹ thuật chăn nuôi, thời tiết, theo dõi dịch bệnh cho đàn lợn nái để tránh những tổn thất không đáng có. “Từ khi tham gia mô hình, được cán bộ tập huấn, tôi đã biết xây chuồng kiên cố, giảm thiểu lợn bị mắc bệnh và bị chết”, anh Và chia sẻ

Bà Quan Thị Hồng Nhung, Chủ tịch UBND xã Cán Chu Phìn cho biết:  Thời gian qua, xã luôn khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi nói chung, trong đó có chăn nuôi lợn Lũng Pù theo hướng sản xuất hàng hóa. Những năm gần đây, người dân chăn nuôi lợn Lũng Pù gặp nhiều thuận lợi, gia đình Vừ Mí Và, và  không ít gia đình trong xã đã thoát nghèo nhờ chăn nuôi, nhất là đối với những hộ thực hiện mô hình chăn nuôi lợn Lũng Pù tập trung.

Giống lợn Lũng Pù
Giống lợn Lũng Pù

Theo cán bộ nông nghiệp huyện Mèo Vạc thì, giống lợn Lũng Pù có nguồn gốc từ xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc, được thuần hóa và phù hợp với điều kiện chăn nuôi của địa phương. Đây là giống vật nuôi quý, có khả năng thích nghi, kháng bệnh cao, có giá trị kinh tế cao gấp 1,5 - 2 lần giống lợn lai, phù hợp với thị hiếu và chất lượng thịt thơm ngon. Thống kê đến tháng 7/2020, toàn huyện Mèo Vạc có 33.188 con lợn Lũng Pù với 11.334 hộ chăn nuôi. Đến nay, đã có 1 sản phẩm (sản phẩm “thịt lợn đen Lũng Pù Mèo Vạc” đạt chuẩn sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh.

Hiện nay, Mèo Vạc đang đề ra các giải pháp phát triển đàn lợn Lũng Pù, với nhiều chính sách hỗ trợ đặc biệt; các giải pháp về tiêu thụ, chế biến sản phẩm,  phòng chống dịch bệnh. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tổng đàn lợn toàn huyện phấn đấu đạt 54.426 con, số lượng thịt lợn xuất chuồng 39.754 con, sản lượng thịt đạt 1.800 tấn. 

(Bài viết thuộc Chuyên đề Khuyến nông với đồng bào DTTS)

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.