Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thổ cẩm của người Mường ở Chiềng Khạt trong thời hội nhập

Quỳnh Trâm - 09:56, 14/06/2022

Khi mùa màng kết thúc, thóc lúa trên nương đã vào kho, tranh thủ lúc nông nhàn, những người phụ nữ Mường ở bản Chiềng Khạt, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa lại se sợi, ngồi cần mẫn bên khung dệt để dệt ra những chiếc khăn choàng, những bộ váy cùng nhiều sản phẩm rực rỡ sắc màu.

Những người phụ nữ cần mẫn bên khung dệt để cho ra đời những sản phẩm đẹp mắt
Những người phụ nữ cần mẫn bên khung dệt để cho ra đời những sản phẩm đẹp mắt


Theo bà Lê Thị Tiến, nghệ nhân dệt thổ cẩm ở bản Chiềng Khạt, để có được những tấm thổ cẩm ưng ý phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo trong từng chi tiết. Trước kia, để có sợi thì phải trồng bông, nuôi tằm lấy kén rồi mới kéo ra sợi, sau đó sợi được đưa vào khung vuông rồi chạy quanh 8-10 ống chỉ để se...

Ngày nay, xã hội phát triển, người dân chỉ cần đặt mua sợi ở các đại lý rồi đem về se và tiến hành những công đoạn dệt nên tiện lợi hơn rất nhiều. Theo đó, sự sáng tạo cùng những đôi bàn tay khéo léo đã bắt kịp nhu cầu thị trường, bà con dùng máy may để tạo ra túi xách, bao đựng điện thoại, những chiếc khăn choàng với họa tiết, hoa văn bắt mắt...

Theo chị Lê Thị Vân Chủ tịch Hội LHPN xã Đồng Lương, thực hiện đề án gìn giữ và phát triển nghề dệt của địa phương, những năm qua, xã luôn phấn đấu lưu giữ và thường xuyên mở các đợt tập huấn về nghề dệt thổ cẩm cho bà con. Ngoài việc khôi phục lại nghề, trong tương lai, dệt thổ cẩm sẽ trở thành một trong những nghề phát triển đi kèm du lịch tại địa phương, đây cũng là cách để quảng bá sản phẩm truyền thống của người dân vùng đồng bào DTTS.

Nghề dệt thổ cẩm đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, đồng thời duy trì và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc
Nghề dệt thổ cẩm đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, đồng thời duy trì và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc
Những đôi bàn tay khéo léo đang tỷ mỉ tạo ra những sản phẩm thổ cẩm độc đáo của người Mường ở Chiềng Khạt
Những đôi bàn tay khéo léo đang tỷ mỉ tạo ra những sản phẩm thổ cẩm độc đáo của người Mường ở Chiềng Khạt
Để có được những tấm thổ cẩm ưng ý phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỷ mỉ, cần cù trong từng chi tiết
Để có được những tấm thổ cẩm ưng ý phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỷ mỉ, cần cù trong từng chi tiết
(PS Ảnh) Sắc màu thổ cẩm của người Mường ở Chiềng Khạt 5
(PS Ảnh) Sắc màu thổ cẩm của người Mường ở Chiềng Khạt 6
(PS Ảnh) Sắc màu thổ cẩm của người Mường ở Chiềng Khạt 7
(PS Ảnh) Sắc màu thổ cẩm của người Mường ở Chiềng Khạt 8
(PS Ảnh) Sắc màu thổ cẩm của người Mường ở Chiềng Khạt 9
(PS Ảnh) Sắc màu thổ cẩm của người Mường ở Chiềng Khạt 10
Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.