Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thiêng liêng lễ tế trời đất trên đỉnh núi Ngũ Nhạc

Thanh Thuận - 00:23, 27/02/2024

Ngày 26/2 (17 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ban Tổ chức Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) năm 2024 long trọng tổ chức Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc, cầu cho quốc thái dân an.

Các nhà sư cùng đại biểu và Nhân dân làm lễ dâng hương, tế trời đất cầu quốc thái dân an
Các nhà sư cùng đại biểu và Nhân dân làm lễ dâng hương, tế trời đất cầu quốc thái dân an

Núi Ngũ Nhạc thuộc xã Lê Lợi, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nằm ở phía Đông Bắc của khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Lễ tế trên núi Ngũ Nhạc là nghi lễ đã có từ lâu đời mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng đã được phục dựng thành công từ nhiều năm nay, là nét riêng có, đặc trưng của Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc. Hằng năm, lễ tế thu hút đông Nhân dân, du khách thập phương tham dự.

Theo truyền thuyết, Ngũ Nhạc là mạch núi thiêng ở Côn Sơn. Đây là vùng đất phúc, nơi ngự của Phật, Thánh và các vị thần tiên cai quản việc cát, hung, họa, phúc của muôn loài. Ngũ Nhạc gồm 5 ngọn núi thiêng tượng trưng cho 5 phương, tương ứng với các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trên mỗi đỉnh núi đều có miếu thờ các vị thần: Đông Nhạc Thiên Tề Đại Vương Nhân Thánh Đế Quân ở phương Đông, Kim Thiên Thuận Thánh Đế Quân ở phương Tây, Ty Thiên Chiêu Thánh Đế Quân ở phương Nam, An Thiên Nguyên Thánh Đế Quân ở phương Bắc và Trung Thiên Sùng Thánh Đế Quân ở Trung tâm.

Thuở xưa, mỗi khi đất nước có ngoại xâm, giặc dã, bệnh dịch, hạn hán mất mùa… triều đình cử các quan về Ngũ Nhạc tế lễ trời đất cầu cho quốc thái dân an. Các triều đại mỗi khi vua đăng cơ lên ngôi đều về Ngũ Nhạc lễ trình kính cáo trời đất.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương phát tặng ngũ cốc cho các đoàn thể, nhân dân và du khách thập phương sau lễ tế.
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương phát tặng ngũ cốc cho các đoàn thể, nhân dân và du khách thập phương sau lễ tế

Tại Lễ tế trời đất, theo nghi thức truyền thống, dẫn đầu đoàn tế lên núi là đội lân, bát âm, chiêng trống và tiếp nối là đại biểu, Nhân dân và du khách.

Đoàn lễ tập trung ở chân núi Ngũ Nhạc để lên các miếu Bắc Nhạc, Trung Nhạc, Tây Nhạc, Đông Nhạc và miếu Nam Nhạc làm lễ. Tâm điểm là lễ tế trời, đất ở miếu Trung Nhạc. Tại đây, lễ tế diễn ra theo nghi thức cổ truyền. Sau khi đại diện lãnh đạo các cấp làm lễ dâng hương, đại diện Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương tiến hành làm lễ ngũ phương và tuyên chúc văn.

Kết thúc là nghi thức phát ngũ cốc (thóc, ngô, đỗ, lạc, vừng) cho 12 huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành cùng Nhân dân và du khách. Tại nghi lễ tế trời đất, ngũ cốc là vật phẩm linh thiêng dâng lên cúng tế Phật, thánh, trời, đất, tổ tiên… để tạ ơn và cầu quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt. Ngũ cốc được phát cho Nhân dân, du khách về làm giống gieo trồng với mong ước vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu, muôn dân no ấm.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.