Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc

Nguyệt Anh (T/h) - 18:07, 17/02/2022

Ngày 17/2, tức 17 tháng Giêng năm Nhâm Dần, tại khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh, Hải Dương), Ban Tổ chức các nghi lễ mùa Xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2022 đã tổ chức Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc.

Quang cảnh buổi Lễ tế trên núi Ngũ Nhạc tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Quang cảnh buổi Lễ tế trên núi Ngũ Nhạc tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc là một nghi thức độc đáo trong khuôn khổ các nghi lễ truyền thống mùa Xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2022 nhằm cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh, dịch bệnh tiêu trừ.

Chủ tế là lãnh đạo tỉnh Hải Dương và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương. Phần chính của  lễ tế đất trời diễn ra tại Trung Nhạc miếu với nghi thức cúng tế ngưỡng cầu trời đất, thần linh, tiên thánh phù hộ cho tứ hải thanh bình, cầu cho quốc thái dân an, biên cương Tổ quốc vững chãi, hải phận trường an.

Các thành viên trong đoàn và nhân dân tham dự buổi lễ tế thành kính cầu mong đất nước Việt Nam nhân khang vật thịnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Sau khi nghi thức cúng tế kết thúc, lãnh đạo tỉnh lần lượt trao ngũ cốc cho đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố và nhân dân cùng du khách thập phương.

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng phát ngũ cốc cho lãnh đạo các sở, ban, ngành và du khách tham gia Lễ hội.
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng phát ngũ cốc cho lãnh đạo các sở, ban, ngành và du khách tham gia Lễ hội.

Năm loại ngũ cốc gồm: thóc tượng trưng cho hành Thổ, ngô tượng tưng cho hành Kim, đỗ tượng trưng cho hành Hỏa, lạc tượng trưng cho hành Mộc và vừng tượng trưng cho hành Thủy.

Người nhận ngũ cốc hồ hởi và tràn đầy tin tưởng vào một năm mới nhiều điều tốt lành.

Cùng với lễ tế diễn ra tại Trung Nhạc miếu, chủ tế, đại biểu các sở, ngành và nhân dân cũng dâng hương tại: Bắc Nhạc miếu, Tây Nhạc miếu, Đông Nhạc miếu và Nam Nhạc miếu.

Theo Ban Quản lý di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc, Ngũ Nhạc là một trong hai mạch núi linh thiêng ở thắng tích Côn Sơn.

Người xưa quan niệm Ngũ Nhạc là vùng đất phúc, là nơi ngự của Phật, Thánh và các vị thần tiên quản việc cát, hung, họa, phúc của muôn loài trên thế giới. Đây là 5 ngọn núi thiêng tượng trưng cho 5 phương (tứ phương và trung phương ứng với các hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).

Vì thế, trên mỗi đỉnh của Ngũ Nhạc đều có một nơi thờ các thần của tự nhiên là Ngũ Phương Ngũ Lão quân: Thanh Đế ở phương Đông, Bạch Đế ở phương Tây, Xích Đế ở phương Nam, Hắc Đế ở phương Bắc và Hoàng Đế ở Trung ương (trung tâm).

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.