Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nam Định tổ chức phát ấn Đền Trần từ sau ngày 15 tháng Giêng

N A (T/h) - 17:34, 13/02/2022

Từ trước Tết Nguyên đán, tỉnh Nam Định đã có văn bản về việc không tổ chức các lễ hội xuân, trong đó Lễ hội khai ấn Đền Trần (diễn ra đêm 14 tháng Giêng âm lịch hằng năm).

Đền Trần Nam Đinh (TL)
Đền Trần Nam Định (TL)

Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban Quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Trần-Chùa Tháp cho biết, trong năm trước, Đền đã đóng cửa nhiều tháng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, lượng khách thập phương du xuân, đi lễ tại Đền Trần khá đông, nhưng sau kỳ nghỉ, du khách thưa vắng.

Thực hiện chỉ đạo của tỉnh và thành phố Nam Định, Ban Quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Trần-Chùa Tháp đã cho đặt biển thông báo rõ việc không tổ chức Lễ hội khai ấn Đền Trần Xuân Nhâm Dần 2022; đồng thời phát loa và tăng cường cán bộ, nhân viên túc trực ngày đêm để nhắc nhở, hỗ trợ người dân, du khách thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Bình, vào đêm 14 tháng Giêng âm lịch, Đền Trần sẽ không mở cửa đón khách. Nghi lễ khai ấn vẫn sẽ được diễn ra dưới sự thực hiện của các cụ cao niên họ nhà Trần, nhưng sẽ không có bất kỳ một đại biểu nào, kể cả lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo thành phố Nam Định tham dự.

Dù không tổ chức Lễ hội khai ấn Đền Trần, nhưng để đáp ứng nhu cầu về tín ngưỡng, tâm linh của người dân, nhà đền vẫn sẽ phát ấn sau ngày 15 tháng Giêng. Tuy nhiên, việc phát ấn sẽ không được thực hiện rộng rãi ở các khu vực nhà Giải Vũ, Nhà trưng bày và đền Trùng Hoa như trước, mà bố trí ra một khu riêng biệt trong khu di tích, bảo đảm an toàn phòng dịch.

Ngoài ra, ấn Đền Trần chủ yếu được gửi theo đường bưu điện cho các tổ chức, cá nhân đã đăng ký từ trước.

Như vậy, đây là năm thứ 3 liên tiếp Lễ hội khai ấn Đền Trần không được tổ chức để phòng, chống dịch Covid-19. Trước khi có dịch, hằng năm lễ hội này thu hút hàng trăm nghìn du khách thập phương về dự mỗi đêm 14 tháng Giêng âm lịch, với mong muốn có cánh ấn lộc để bước sang năm mới bình an, hạnh phúc.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...