Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo đảm phòng dịch trong ngày khai ấn Đền Trần

PV - 21:05, 25/02/2021

Năm thứ hai liên tiếp, Nam Định quyết định không tổ chức Lễ hội khai ấn Đền Trần để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, đền vẫn mở cửa để phục vụ nhu cầu đi lễ đầu năm của người dân. Do vậy, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm phòng dịch.

Không gian Đền Trần thoáng đãng, khác hẳn cảnh ken đặc người trước kia.
Không gian Đền Trần thoáng đãng, khác hẳn cảnh ken đặc người trước kia.

Hôm nay, 25/2 (tức 14 tháng Giêng năm Tân Sửu) là ngày khai ấn Đền Trần (phường Lộc Vượng, TP. Nam Định) nhưng lượng khách đến đền thưa vắng hơn nhiều so thời điểm trước dịch.

Nếu như trước đây, từ chiều ngày 14 âm lịch người dân đã kéo về chật kín khu vực đền thì nay, không gian nơi này khá thông thoáng. Chỉ lác đác vài hàng, quán hoạt động, khu vực bãi xe còn nhiều chỗ trống.

Hầu hết người dân đến Đền Trần đều đeo khẩu trang, được các chốt bố trí trước cửa đền đo thân nhiệt và yêu cầu rửa tay sát khuẩn. Tại sân chính của đền, một bàn thờ chung tiên lớn được đặt sẵn cho mọi người dâng lễ. Dòng chữ trên băng-rôn ở mái đền chỉ đơn giản là “Cung chúc tân xuân”, thay vì “Lễ hội khai ấn Đền Trần” như trước. Không khí trong đền khá tĩnh lặng, trang nghiêm, thành kính.

Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban Quản lý khu di tích lịch sử Đền Trần - Chùa Tháp cho biết: Trước đây, chỉ riêng ngày khai ấn, Đền Trần thu hút khoảng 30 nghìn khách thập phương. Năm nay, lượng khách ước chừng chỉ còn khoảng 15% đến 20%, chủ yếu là người dân trong tỉnh.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định, đúng 22 giờ ngày khai ấn, đền sẽ đóng cửa. Nghi lễ khai ấn do các cụ cao niên làng Tức Mặc thực hiện vẫn diễn ra, nhưng không có sự xuất hiện của đại diện chính quyền địa phương và đại biểu khách mời.

Người dân vào Đền Trần được đo thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn phòng dịch.
Người dân vào Đền Trần được đo thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn phòng dịch.

Năm nay, việc phát ấn từ sáng ngày 15 tháng Giêng cũng có nhiều đổi khác. Thay vì tổ chức ở các nhà Giải Vũ và nhà trưng bày đền Trùng Hoa, ấn chỉ được phát duy nhất tại một địa điểm sau đền. Các đoàn muốn nhận ấn phải cử đại diện, không phát cho từng người. Việc phát ấn tuân thủ giãn cách tối thiểu 2m, nhà đền sẽ dừng phát ấn nếu khách đến quá đông hoặc không tuân thủ quy định phòng dịch.

Được biết, Công an tỉnh Nam Định đã bố trí 500 cán bộ, chiến sĩ bảo đảm an ninh, trật tự và công tác phòng dịch chung quanh khu vực Đền Trần. Lực lượng y tế cũng thường trực, sẵn sàng thuốc men, phương tiện khi cần.

Trước đó, cuối tháng 1-2021, UBND tỉnh Nam Định quyết định năm thứ hai liên tiếp dừng tổ chức Lễ hội khai ấn Đền Trần để phòng dịch Covid-19, dựa trên các văn bản đề nghị của UBND thành phố Nam Định và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh.

Tính đến ngày 24/2, Nam Định chưa ghi nhận trường hợp nào bị lây nhiễm trong cộng đồng./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.