Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thấy gì từ hai cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS

Thanh Hải - 09:49, 19/08/2024

Việc Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 DTTS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với công tác dân tộc (CTDT). Qua kết quả thu thập thông tin được từ hai cuộc điều tra năm 2015 và 2019, là căn cứ quan trọng để Quốc hội, Chính phủ xây dựng và quyết định ban hành được nhiều chính sách phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi trong các giai đoạn vừa qua.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khảo sát một số hộ dân được lựa chọn điều tra.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cùng Đoàn công tác khảo sát một số hộ dân tại tỉnh Tuyên Quang được lựa chọn điều tra.

Ngày 05/01/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 02/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 DTTS (Điều tra 53 DTTS). Theo đó, Điều tra 53 DTTS được tiến hành theo lộ trình 5 năm một lần. Cuộc điều tra lần thứ nhất đã được tiến hành năm 2015, lần thứ hai vào năm 2019.

Qua hai cuộc điều tra 53 DTTS trước đây cho thấy, mục đích, ý nghĩa của việc thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 DTTS đã cơ bản được đáp ứng. Xin được dẫn chứng một số số liệu về đời sống KT-XH của 53 DTTS trên cả nước, nhìn từ cuộc điều tra 53 DTTS năm 2019.

Ở thời điểm mốc điều tra 53 DTTS năm 2019, trên phạm vi cả nước, có 5.468 xã vùng DTTS và miền núi, chiếm 49% tổng số xã của toàn quốc. Các xã vùng DTTS phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn (87,3%), thuộc phạm vi quản lý của 503/713 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh tại 54/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cuộc điều tra đã phản ánh sự thay đổi về một số chỉ tiêu, số liệu trong thực trạng KT-XH, dân số và nhân khẩu học, điều kiện sinh sống và văn hóa của 53 DTTS.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh khảo sát một số hộ dân được lựa chọn điều tra.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh cùng Đoàn công tác khảo sát một số hộ dân tại tỉnh Tuyên Quang được lựa chọn điều tra

Năm 2019, 98,6% số thôn thuộc các xã vùng DTTS đã được tiếp cận điện. Trong đó, tỷ lệ thôn được sử dụng điện lưới quốc gia chiếm tới 97,2%, tăng 4,2 điểm phần trăm so với năm 2015. Gần 90% các thôn thuộc vùng DTTS đã có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa, cao hơn gần 17 điểm phần trăm so với năm 2015. Tỷ lệ xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế cấp xã theo chuẩn quốc gia giai đoạn đến 2020, đạt 83,5%, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2015 (45,8%). Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vùng DTTS là 35,5%, giảm 1,2 điểm phần trăm so với năm 2015; cao gấp 3,5 lần tỷ lệ chung của toàn quốc (10,2%).

Tính đến thời điểm ngày 01/4/2019, dân số của 53 DTTS là 14,1 triệu người, chiếm 14,7% tổng dân số cả nước. Sau 10 năm, từ năm 2009 đến năm 2019, quy mô dân số của 53 DTTS đã tăng gần 1,9 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 của 53 DTTS là 1,42%, cao hơn tỷ lệ tăng bình quân của dân tộc Kinh (1,09%) và tỷ lệ tăng bình quân của cả nước (1,14%). Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của người DTTS là 22,7 tuổi, thấp hơn so với mức trung bình chung của toàn bộ dân số (25,2 tuổi) và tăng 1,7 tuổi so với năm 2015 (21 tuổi)…

Rõ ràng, kết quả các cuộc điều tra 53 DTTS 2 lần trước (năm 2015 và năm 2019) đã cung cấp một bức tranh toàn diện, với những số liệu, thông số đầy đủ của 53 DTTS làm cơ sở, tiền đề quan trọng phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về CTDT. 

Thêm một minh chứng cho điều này, rằng, hoạt động của công tác dân tộc những năm qua ngày càng hiệu quả hơn, đi vào chiều sâu hơn, bám sát thực tiễn cơ sở hơn. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cũng trở nên sát đúng hơn.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông cùng Đoàn công tác đi khảo sát tại hộ gia đình.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông cùng Đoàn công tác đi khảo sát tại hộ gia đình ở Con Cuông, Nghệ An

Kết quả cuộc điều tra năm 2019 đã đưa ra bộ chỉ số quan trọng, làm cơ sở để hoạch định chính sách dân tộc với tầm nhìn chiến lược, trong đó, nổi bật là việc Quốc hội khóa XIV phê duyệt Đề án Tổng thể và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Năm 2024, cuộc điều tra 53 DTTS lần thứ 3 được triển khai từ 1/7  đên 18/8 đã tiếp tục kế thừa những kết quả, những bài học kinh nghiệm từ các cuộc điều tra lần trước để có đầy đủ, chính xác thông tin về 53 DTTS. 

Nhưng có ý nghĩa quan trọng lớn hơn trong việc đánh giá chính xác về kết quả thực hiện các chính sách dân tộc đến năm 2025, đánh giá 5 năm triển khai Đề án Tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Chiến lược CTDT đến năm 2030; kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025; kết quả thực hiện CTDT giai đoạn 2021 - 2025, chuẩn bị xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2026 - 2030.

Cuộc điều tra 53 DTTS lần này là tiêu chí xác định địa bàn điều tra đã thay đổi so với các cuộc điều tra trước đây. Theo đó, địa bàn điều tra được quy định là địa bàn có số lượng người DTTS đang sinh sống chiếm từ 15% trở lên so với tổng số dân của địa bàn, thay vì 30% như các cuộc điều tra trước. Với sự đổi mới này, tổng số huyện được chọn mẫu điều tra đã tăng lên từ 437 huyện năm 2019 lên 472 huyện, trong đó nhiều huyện có toàn bộ địa bàn được chọn mẫu điều tra. Tổng số địa bàn điều tra được chọn mẫu tăng từ 14.660 địa bàn điều tra năm 2019 lên 14.928 địa bàn điều tra năm 2024.


Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.