Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 dưới góc nhìn của chuyên gia quốc tế

Thanh Huyền - 09:29, 20/07/2024

Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 đang được triển khai thực hiện tại 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm 51 tỉnh có xã thuộc vùng DTTS và miền núi và 3 tỉnh, thành phố có các xã/phường/thị trấn có nhiều người DTTS sinh sống, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An và Hà Tĩnh. Dưới góc nhìn của ông Matt Jackson, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho rằng, kết quả cuộc điều tra là những dữ liệu quan trọng giúp theo dõi đánh giá tiến độ thực hiện các chính sách của Chính phủ Việt Nam đồng thời là cơ sở để ban hành các quyết định chính sách nhằm giảm bớt những thiệt thòi mà các nhóm DTTS đang phải đối mặt.


Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam cùng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên hộ gia đình DTTS thuộc đối tượng điều tra, thu thập thông tin thực trạng KT-XH 53 DTTS năm 2024
Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam (ngoài cùng bên phải) cùng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên hộ gia đình DTTS thuộc đối tượng điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế -xã hội 53 DTTS năm 2024

Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam chúc mừng Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vì những nỗ lực chung trong việc tiến hành cuộc điều tra. UNFPA Việt Nam tự hào là đối tác hỗ trợ Chính phủ Việt Nam nâng cao năng lực thu thập, phân tích dữ liệu, và xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ công tác lập kế hoạch và theo dõi đánh giá tiến độ thực hiện các kế hoạch chính sách dựa trên bằng chứng. Dữ liệu toàn diện, tin cậy được phân tách theo giới tính, dân tộc, là điều kiện cần thiết là để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.

 Dữ liệu về thực trạng của các cộng đồng DTTS hoặc dữ liệu được phân tách theo dân tộc lại càng có tầm quan trọng đặc biệt vì nó giúp chính phủ và chính quyền địa phương đảm bảo chính sách được ban hành sẽ có hiệu quả đối với các nhóm DTTS hoặc những nhóm bị thiệt thòi, có nguy cơ cao bị bỏ lại phía sau.

“Cuối tháng 4 vừa rồi, tôi có dịp đến thăm xã Mù Sang, huyện Phong Thổ của tỉnh miền núi Lai Châu (Việt Nam) là địa bàn sinh sống của 20 DTTS, chiếm tới 80% dân số toàn tỉnh. Trong chuyến thăm này, tôi đã được trực tiếp nghe người dân địa phương nói về những thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản như chăm sóc sức khỏe, phương tiện đi lại... Tôi cũng đã tham dự một buổi giáo dục truyền thông tại đây và hai cô đỡ thôn bản đã cung cấp cho người dân những thông tin, kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, cũng như khuyến khích bà con đến các cơ sở y tế để khám thai và sinh con. Chuyến công tác này đã đặt ra cho tôi những câu hỏi như: làm thế nào để chúng ta có thể cải thiện sức khỏe và phúc lợi cho các DTTS sống ở những vùng miền khác nhau của đất nước? Chúng ta có thể làm gì để giảm tỷ lệ tử vong mẹ từ những nguyên nhận có thể phòng ngừa? Và làm thế nào chúng ta có thể cung cấp thông tin và dịch vụ về sức khỏe sinh sản một cách tốt nhất”.

Kết quả thu được từ cuộc Điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 sẽ giúp Việt Nam nắm được sự khác biệt giữa các nhóm DTTS, đặc biệt liên quan đến khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản, việc làm và mức sống
Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho rằng, kết quả thu được từ cuộc Điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 sẽ giúp Việt Nam nắm được sự khác biệt giữa các nhóm DTTS, đặc biệt liên quan đến khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản, việc làm và mức sống. Ảnh: minh họa

Theo ông Matt Jackson, trả lời được những câu hỏi này sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến sức khỏe và thực hiện các quyền và lựa chọn cho tất cả mọi người. Và đương nhiên chúng ta không thể giải xây dựng chính sách phù hợp, tăng khả năng tiếp cận, đáp ứng nhu cầu của những người có nguy cơ cao bị bỏ lại phía sau.

Kết quả thu được từ cuộc Điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 sẽ giúp Việt Nam nắm được sự khác biệt giữa các nhóm DTTS, đặc biệt liên quan đến khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản, việc làm và mức sống. Đây là những dữ liệu quan trọng giúp theo dõi đánh giá tiến độ thực hiện các chính sách của Chính phủ đồng thời là cơ sở để ban hành các quyết định chính sách nhằm giảm bớt những thiệt thòi mà các nhóm DTTS đang phải đối mặt.

Ông Matt Jackson cho biết: báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới năm 2024 của UNFPA nhấn mạnh sự cần thiết của nền tảng dữ liệu toàn diện, tin cậy, phù hợp với văn hóa, có thể so sánh với quốc tế. Báo cáo của UNFPA kêu gọi toàn cầu nỗ lực thu thập thông tin số liệu đảm bảo có sự phân tách theo giới tính, dân tộc và các yếu tố khác, đây chính là một phần quan trọng của Chương trình nghị sự về Dân số và Phát triển (ICPD) đã được các nhà lãnh đạo thế giới thông qua.

Chương trình này đã thúc đẩy nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư cải thiện công tác thu thập và phân tích dữ liệu, kể cả việc ứng dụng công nghệ số. Báo cáo cũng chỉ ra rằng vẫn còn nhiều người và nhiều nhóm dân số hiện chưa được thống kê ghi nhận.

“UNFPA kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới ưu tiên đầu tư vào cải thiện hệ thống dữ liệu dân số, đảm bảo an toàn cho mọi người khi thu thập dữ liệu và đặc biệt làm sao để các cộng đồng bị thiệt thòi được đại diện tham gia. Chỉ khi nào họ được đưa vào hệ thống dữ liệu một cách trung thực với tất cả sự đa dạng của mình, chúng ta mới có thể đẩy lùi định kiến và bất bình đẳng, và tạo dựng một tương lai hòa bình và thịnh vượng cho tất cả mọi người”, ông Matt Jackson cho biết. 


Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.