Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Thanh Vận nỗ lực giảm nghèo

Lý Dũng - 01:00, 16/10/2022

Thanh Vận hiện là một trong những xã nghèo của huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao. Để thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo, ngay từ đầu năm, cấp ủy Đảng, chính quyền từ xã, thôn đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, góp phần giảm nghèo bền vững.

Người dân thôn Nà Rẫy thực hiện mô hình trồng dưa chuột Nhật Bản mang lại nguồn thu nhập khá
Người dân thôn Nà Rẫy thực hiện mô hình trồng dưa chuột Nhật Bản mang lại nguồn thu nhập khá

Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025, tỷ lệ hộ nghèo của Thanh Vận còn chiếm 28,69%, hộ cận nghèo chiếm 12,22%. Nguyên nhân tỷ lệ hộ nghèo còn cao là do các hộ nghèo chưa mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thu nhập thấp; không dám vay vốn đầu tư, thiếu tư liệu sản xuất, có người đau ốm, bệnh nặng và ảnh hưởng bỡi thiên tai, dịch bệnh.

Bên cạnh đó, tình trạng lao động trong các hộ nghèo chưa qua đào tạo, thiếu chuyên môn kỹ thuật và kiến thức làm ăn; gia đình đông người, thiếu lao động, người già cả, cô đơn; một số ít hộ vẫn còn tư tưởng, tâm lý không muốn thoát nghèo trông chờ, ỷ lại để hưởng chính sách của Nhà nước, bằng lòng với cuộc sống hiện tại…

Với mục tiêu phấn đấu mỗi năm xã giảm từ 3,5% hộ nghèo (21 hộ) theo chỉ tiêu huyện giao, hiện công cuộc giảm nghèo đang được cấp ủy, chính quyền xã Thanh Vận xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương. Theo đó, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, địa phương dự kiến kế hoạch vốn đầu tư cho chương trình này gần 6 tỷ đồng để đầu tư thực hiện các dự án gồm: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo về chăn nuôi, trồng trọt tại thôn đặc biệt khó khăn Nà Đon; hỗ trợ người lao động vùng nghèo, vùng khó khăn đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài  và dự án hỗ trợ nhà ở cho 114 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã.

Từ đầu năm đến nay, chính quyền xã Thanh Vận đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho 56 lượt hộ vay vốn ưu đãi với doanh số cho vay hơn 6,6 tỷ đồng; tổ chức 1 lớp đan lát mây tre với 35 học viên tham gia; tạo việc làm cho 66 lao động địa phương làm việc tại các công ty trong, ngoài tỉnh và nước ngoài. Xã cũng đề nghị cấp 305 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo; đề nghị hỗ trợ 15 hộ nghèo làm nhà ở và hỗ trợ đầy đủ các chính sách về giáo dục, văn hóa, thông tin… cho học sinh, hộ nghèo.

Nhân dân xã Thanh Vận tập trung đẩy mạnh sản xuất, vươn lên thoát nghèo
Nhân dân xã Thanh Vận tập trung đẩy mạnh sản xuất, vươn lên thoát nghèo

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, thời gian qua, địa phương tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả thiết thực. Hiện nay, trên địa bàn xã có 7 mô hình kinh tế phát triển sản xuất theo hình thức Tổ hợp tác, gồm: Mô hình dưa chuột Nhật Bản; ngô sinh khối; khẩu thuy; dê sinh sản, gà thiến và mô hình trồng rừng. Thông qua các mô hình này, đã làm thay đổi nhận thức của người dân về phương thức trồng trọt, chăn nuôi mới, để tạo ra sản phẩm chất lượng và an toàn, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Ông Hà Văn Hưởng - Chủ tịch UBND xã Thanh Vận cho biết: Để thực hiện Chương trình giảm nghèo đạt hiệu quả, trong thời gian tới, địa phương đưa ra các giải pháp như: Tiếp tục bám sát các chỉ tiêu, kế hoạch của cấp trên giao để thực hiện; tập trung đôn đốc, kiểm tra đối với các thành viên được phân công nhiệm vụ để bán sát từng thôn bản, hộ nghèo, cận nghèo để hướng dẫn, tư vấn sản xuất phát triển kinh tế, định hướng lao động việc làm, vay vốn, tập huấn khoa học - kỹ thuật.

Bên cạnh đó, chính quyền xã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các ban ngành, đoàn thể từ xã đến thôn, cá nhân nhận thức đầy đủ về công tác giảm nghèo để mọi người cùng tham gia, bản thân các hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Tích cực vận động xã hội hóa từ các nguồn lực, các nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân giúp đỡ, ủng hộ các hộ nghèo về cơ sở vật chất, tài chính tạo điều kiện cho hộ nghèo phát triển kinh tế và tiếp cận dịch vụ xã hội.

Cùng với đó, xã thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế, nhà ở, các chính sách an sinh xã hội, trợ giúp đối với đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già cô đơn, trẻ mồ côi, người khuyết tật… đẩy mạnh giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, vay vốn ưu đãi để hộ nghèo phát triển sản xuất, vươn lên ổn định đời sống.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.