Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Thuận: Vùng đồng bào DTTS khá lên nhờ chính sách đặc thù

PV - 10:36, 23/08/2022

Nhờ nhiều chủ trương, chính sách dân tộc quan trọng tạo sức bật giảm nghèo bền vững, bây giờ cuộc sống người dân vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận ổn định và ấm no.

Chính sách giao khoán bảo vệ rừng giúp đồng bào cải thiện thu nhấp
Chính sách giao khoán bảo vệ rừng giúp đồng bào cải thiện thu nhấp

Hiệu quả các chính sách

Phan Hòa là 1 trong 4 xã thuần đồng bào Chăm của huyện Bắc Bình - địa phương có đến 38,13% (10.848 hộ) dân số là đồng bào DTTS trong tổng dân số toàn huyện (30.110 hộ). Thời gian qua, nhờ các chính sách đầu tư của tỉnh đã có tác động lớn, hạ tầng khang trang, đời sống người dân ngày càng no ấm.

“Đường sá rộng thênh thang, thảm nhựa, đổ bê tông đi lại thuận tiện lắm… Nếu so với nhiều năm trước thì cuộc sống người dân Phan Hòa đã phát triển, khác trước rất nhiều”, ông Nguyễn Văn Hà ở thôn Bình Thắng nhận xét.

Chủ tịch UBND xã Phan Hòa, ông Bá Hoàng Anh Tuân khẳng định: Các chính sách dân tộc trên địa bàn đã góp phần đáng kể vào công tác giảm nghèo bền vững, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, góp phần vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của xã.

Qua 30 năm, hộ nghèo vùng đồng bào DTTS tỉnh giảm rõ rệt từ 24,63% (theo tiêu chí cũ) đến tháng 12/2021 còn 3,64% (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều), giảm gần 21%.

Không chỉ ở Phan Hòa mà toàn vùng đồng bào DTTS tỉnh, đặc biệt là 11 xã thuần đồng bào DTTS, 20 thôn xen ghép trong toàn tỉnh đều có sự đổi thay nhờ thụ hưởng các chính sách dân tộc của Trung ương, của tỉnh. Dấu ấn rõ nét từ việc thực hiện chính sách hỗ trợ giải quyết cấp đất sản xuất theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy và Nghị quyết 17 của HĐND tỉnh đã giải quyết căn bản đất sản xuất cho đồng bào DTTS với tổng diện tích đất đã cấp trên 15.281 ha cho 14.279 hộ (bình quân 1ha/hộ).

Cùng với đó, các địa phương đã triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế với nhiều cách làm cụ thể như: Hỗ trợ nuôi trâu, bò sinh sản, gà thả vườn, hỗ trợ cây giống gồm điều cao sản PNI, bắp lai, cây ăn trái cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, nông cụ sản xuất, mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất đã góp phần hỗ trợ đồng bào phát huy hiệu quả sử dụng đất được cấp.

Cùng với việc giao đất, 2.381 hộ đồng bào DTTS còn được giao khoán, quản lý bảo vệ rừng với tổng diện tích 86.252,6 ha. Kinh phí chi trả công cho đồng bào DTTS nhận khoán hàng năm trên 17 tỷ đồng, vừa góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép, vừa thay đổi nhận thức đồng bào trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng.

Từ chính sách đầu tư ứng trước của tỉnh giúp đồng bào vươn lên
Từ chính sách đầu tư ứng trước của tỉnh giúp đồng bào vươn lên

Phát triển bền vững, toàn diện

Ông Nguyễn Minh Tân - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Thời gian qua, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng hàng trăm công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS với tổng kinh phí trên 1.200 tỷ đồng tạo thuận lợi sinh hoạt, sản xuất nên đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ngày càng cải thiện rõ nét.

Đến nay, 100% xã vùng đồng bào DTTS có đường ô tô thảm nhựa thông suốt đến trung tâm xã, điện lưới quốc gia, hạ tầng bưu chính, viễn thông đều khắp. Toàn tỉnh có trên 5.543 căn nhà ở được xây dựng mới giúp đồng bào DTTS an cư lạc nghiệp…

Với tổng nguồn vốn 48,5 tỷ đồng được Trung ương phân bổ từ năm 2008 đến năm 2016, tỉnh đã triển khai đầu tư 5 dự án định cư, định canh tập trung bố trí chỗ ở ổn định cho 276 hộ/1.186 khẩu. Quá trình thực hiện các cấp, ngành, địa phương đã quan tâm đầu tư thêm một số kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các thôn, xã giúp đồng bào nhanh chóng ổn định cuộc sống…

Toàn tỉnh hiện có 34 DTTS với trên 101.733 người, chiếm 8% dân số của tỉnh. Đồng bào sống xen kẽ ở 11 xã và 20 thôn xen ghép, trong đó đồng bào Chăm tập trung ở 3 xã Phan Thanh, Phan Hiệp, Phan Hòa (Bắc Bình). Các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn, phát huy tiềm năng lợi thế của từng vùng, nâng cao đời sống đồng bào DTTS.

Từ thành quả quan trọng trên và những chính sách, đề án từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 sẽ thúc đẩy vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.