Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Thanh Hóa: Sớm đưa điện lưới về với những bản khó khăn đặc thù

Quỳnh Trâm - 17:52, 09/09/2023

Mường Lát là huyện biên giới nghèo nhất của tỉnh Thanh Hóa có tỷ lệ đồng bào Mông sinh sống cao. Do vị trí địa lý không thuận lợi, nên tới nay đang còn một số bản vẫn chưa có điện lưới.

Anh Hơ Seo Phòng, bản Nàng 2, xã Mường Lý, huyện Mường Lát nói: "Mong sớm có điện cho mình và cho bà con sử dụng, cuộc sống có cái thắp sáng như các thôn bản khác, chưa có điện, cuộc sống vất vả lắm, nấu cơm, nấu nước bằng bếp củi thôi".

Do không có điện nên người dân ở bản Nàng 2 phải tranh thủ làm mọi việc trước khi ánh mặt trời tắt hẳn
Do không có điện nên người dân ở bản Nàng 2 phải tranh thủ làm mọi việc trước khi ánh mặt trời tắt

Bản Nàng 2, xã Mường Lý cách trung tâm thị trấn Mường Lát khoảng 30km, bản có 22 hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm qua, do địa hình chia cắt, hiểm trở nên đến nay bản vẫn chưa có điện lưới Quốc gia. 

Không có điện, đời sống của đồng bào Mông nơi đây gặp muôn vàn khó khăn, gần như tách biệt với cuộc sống bên ngoài. Để có ánh sáng sinh hoạt, người dân dùng đèn pin, đèn dầu để thắp sáng. Ở những nơi gần sông suối, bà con tận dụng nguồn nước để lắp máy tua bin phát điện nhưng điện yếu không đủ để dùng tivi, quạt… chỉ dùng để thắp bóng đèn. Đây cũng chính là lý do khiến đời sống của bà con ở những bản này bao năm vẫn quanh quẩn với thiếu thốn, thậm chí lạc hậu, không thể phát triển được.

Không có điện, đời sống của đồng bào Mông nơi đây gặp muôn vàn khó khăn, gần như tách biệt với cuộc sống bên ngoài
Không có điện, đời sống của đồng bào Mông nơi đây gặp muôn vàn khó khăn, gần như tách biệt với cuộc sống bên ngoài

Ông Đỗ Mạnh Hải, Phó Giám đốc Điện lực Mường Lát, Công ty Điện lực tỉnh Thanh Hóa cho biết, những năm qua, nhờ các dự án chính sách đầu tư của Nhà nước, Điện lực Mường Lát cũng đã nỗ lực đưa điện về với các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện biên giới Mường Lát. 

Theo đó, toàn huyện đã có khoảng 100 bản đã có điện lưới Quốc gia. Hiện nay, chỉ còn 4 bản chưa có điện. Nguyên nhân chủ yếu, là do các bản này ở trên núi cao, vùng sâu vùng xa, đi lại khó khăn, đi qua sông quà đò đường bất tiện nên thi công lưới điện, cũng như việc giải phóng hành lang khó khăn, cần phải có nguồn kinh phí lớn, trong khi đó nhu cầu sử dụng điện của người dân lại thấp, nên những bản này đến nay vẫn chưa có điện.

 Hiện nay, địa phương đang triển khai xây dựng khu tái định cư, nhằm cải thiện cuộc sống cho các hộ dân ở những bản khó khăn đặc thù này. "Điện lực huyện Mường Lát sẽ phối hợp tích cực với chính quyền địa phương, tìm giải pháp nhanh nhất để đạt mục tiêu đến hết năm 2023, sẽ đưa điện lưới quốc gia đến 100% các thôn, bản còn lại", ông Đỗ Mạnh Hải cho hay.

Người dân bản Nàng 2, xã Mường Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa mong sớm có điện lưới quốc gia như những thôn bản khác
Người dân bản Nàng 2, xã Mường Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa mong sớm có điện lưới quốc gia như những thôn bản khác

Trao đổi về những khó khăn đối với việc triển khai các công trinh, dự án trên địa bàn, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết. Địa phương nắm bắt rất rõ về những khó khăn, thiếu thốn của các hộ dân ở vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, huyện đã đề xuất xây dựng và tranh thủ các nguồn lực đầu xây dựng khu tái định cư, để bà con chuyển về sinh sống, việc đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng đường, điện, trạm...cũng thuận lợi hơn. 

Để sớm thực hiện được điều này, huyện kiến nghị tỉnh, các ban ngành liên quan ưu tiên sớm bố trí kinh phí để triển khai thực hiện 4 khu tái định cư cho dân ổn định đời sống, đảm bảo đời sống người dân địa bàn, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tại khu vực miền núi còn nhiều khó khăn.

Được biết, dự kiến cuối năm 2023, Sở Công thương Thanh Hóa sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để đầu tư các công trình và đóng điện tại các thôn bản chưa có điện còn lại.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.