Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vì sao người dân Yên Khương khó thoát nghèo!

Quỳnh Trâm - 15:36, 28/08/2023

Hàng chục năm qua, trên địa bàn xã biên giới Yên Khương, huyện miền núi Lang Chánh, Thanh Hóa có 151 hộ đồng bào dân tộc Thái thiếu đất sản xuất, thiếu các mô hình sinh kế. Việc mưu sinh của các hộ, chủ yếu là đi thu lượm, chăn nuôi nhỏ lẻ...nên đời sống gặp vô vàn khó khăn.

Xã Yên Khương hiện có trên 1.000 hộ, hơn 5.000 khẩu, với 9 thôn, bản nằm rải rác trên các vùng đồi núi. Yên Khương là một trong những xã có tỷ lệ nghèo cao nhất của huyện Lang Chánh (37,3%). Do đặc điểm địa hình đồi núi, tập quán canh tác còn lạc hậu, sản xuất chủ yếu mang nặng tính tự cung, tự cấp, trình độ dân trí còn thấp nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế.

Một góc bản biên giới Xắng Hằng, xã Yên Khương (Lang Chánh)
Bao năm qua, nhiều hộ dân ở bản biên giới Xắng Hằng vẫn chưa thoát được nghèo

Anh Lò Văn Xèm, dân tộc Thái, bản Xắng Hằng, xã Yên Khương cho biết, do không có đất canh tác, anh phải làm thuê đủ nghề để kiếm sống, nhưng vẫn không thoát được đói, nghèo. Anh mong muốn, thời gian tới, các cấp chính quyền quan tâm, cấp đất cho các hộ dân trong bản để bà con có đất sản xuất, canh tác, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Tương tự, anh Lò Văn Chinh, một hộ dân trong bản cũng cho hay, những năm qua, một số hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình có người già yếu được Đồn Biên phòng  Yên Khương giúp đỡ, cho mượn tạm đất để canh tác trồng sắn, ngô để đảm bảo lương thực sinh sống, nhờ đó cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thuận lợi, gặp thời tiết khắc nghiệt, mưa lũ thất thường, bị chuột phá... nên cũng có vụ được, vụ mất.

" Tôi phải đi rừng, thu lượm lâm sản phụ, rồi làm đủ nghề nhưng cũng không đủ trang trải cuộc sống. Những năm qua, gia đình và nhiều hộ dân ở đây vẫn phải trông chờ vào nguồn trợ cấp gạo cứu đói từ chính quyền",  anh Chinh cho biết thêm.

(bài theo kế hoạch nộp ngày 24/8)Vì sao người dân vùng biên giới Yên Khương khó thoát nghèo? 2
Đời sống của đồng bào ở Yên Khương còn rất nhiều khó khăn

Theo rà soát của UBND huyện Lang Chánh, các hộ dân nơi đây đang thiếu khoảng 365 ha đất sản xuất. Nguyên nhân là do khu vực này thuộc vùng lõi, vùng đệm đất lâm nghiệp (do Đồn Biên phòng Yên Khương, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thanh Hóa quản lý) nên địa phương không thể cấp cho các hộ dân xã Yên Khương.

Với đặc thù là huyện nghèo thuộc diện 30a của cả nước, huyện Lang Chánh không có quỹ đất để chia cho các hộ dân. Nhiều gia đình thiếu đất sản xuất, đời sống rất khó khăn. Trong khi đó, kinh phí để khai hoang quỹ đất mới rất lớn, vượt khả năng của địa phương.

Huyện Lang Chánh cũng đã nhiều lần báo cáo thực tế này lên cấp trên, đồng thời đề xuất với UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét bàn giao cho địa phương một phần diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện nhà nước quản lý để giao cho hộ dân thiếu đất sản xuất, tuy nhiên đến nay, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết, cuộc sống của người dân vẫn đang vô cùng khó khăn do thiếu đất sản xuất.

Ông Nguyễn Viết Thắng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lang Chánh cho biết, thời gian qua, UBND huyện cũng đã phối hợp với UBND xã Yên Khương, Đồn Biên phòng Yên Khương cùng các đơn vị liên quan, thực hiện rà soát các diện tích đất phù hợp để kiến nghị cấp trên bàn giao về địa phương quản lý, cấp cho gia đình không có đất sản xuất. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.