Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa: Phát huy vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Quỳnh Trâm - 08:38, 26/10/2021

Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn dành sự quan tâm đặc biệt và triển khai thực hiện tốt các chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Nhờ đó, đội ngũ này đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương.

Những Người uy tín huyện Bá Thước góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền Nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Những Người uy tín huyện Bá Thước góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền Nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Hiện, tỉnh Thanh Hóa có 1.330 Người có uy tín trên địa bàn đã và đang thể hiện tốt vai trò là “cầu nối” giữa Đảng, chính quyền với đồng bào DTTS.

Điển hình như ông Giang Văn Xá, dân tộc Mông, Bí thư Chi bộ bản Suối Hộc, xã Trung Lý (Mường Lát) là Người có uy tín đã góp phần không nhỏ trong ổn định an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Ông đã kịp thời phát hiện, cung cấp nhiều nguồn tin quan trọng cho các lực lượng chức năng trong công tác điều tra, xử lý vi phạm, tích cực tham gia cùng chính quyền địa phương trong việc đấu tranh, ngăn chặn nhiều hoạt động trái pháp luật, truyền đạo trái phép; tham gia giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân, trong dân tộc và tôn giáo; quản lý, giáo dục đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, tích cực vận động con cháu trong gia đình không tham gia các tệ nạn xã hội, tránh xa ma túy, không vi phạm pháp luật, không nghe và tin theo luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của kẻ xấu...

Đồng bào các dân tộc khu vực miền núi xứ Thanh đồng lòng, chung sức xây dựng NTM.
Đồng bào các dân tộc khu vực miền núi xứ Thanh đồng lòng, chung sức xây dựng NTM.

Hay như ông Quách Đức Ban, dân tộc Mường, thôn Bái Gạo 1, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh. Từ khi được người dân tín nhiệm bầu là Người có uy tín, ông Ban, luôn trăn trở tìm cách thoát nghèo cho gia đình; đồng thời giúp đỡ bà con.

Năm 1998, ông Ban mạnh dạn nhận 10ha rừng (chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc) theo Chương trình 661 để khoanh nuôi. Bước đầu, ông trồng ngô, sắn ở dưới chân đồi thấp, rồi trên đồi cao thì trồng keo và một số cây lâm nghiệp khác. Tận dụng dưới tán rừng, chăn nuôi thêm trâu, bò, lợn, gà, ong mật”. Với cách làm này, mô hình kinh tế rừng đã đem lại thu nhập cho gia đình ông Ban hàng trăm triệu đồng/năm.

Có thể thấy, nét nổi bật của Người có uy tín ở Thanh Hóa không chỉ là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, mà còn tích cực vận động gia đình, dòng họ và đồng bào các dân tộc đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất giỏi; thay đổi nhận thức, tập quán canh tác lạc hậu sang thâm canh tăng vụ, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm với cải tạo vườn đồi, vườn rừng; bảo vệ và phát triển rừng.

Bên cạnh đó, Người có uy tín còn đi đầu trong việc tìm những biện pháp, cách làm, khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, xóa bỏ canh tác lạc hậu, tạo ra mô hình, điển hình mới, góp phần thúc đẩy sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và cộng đồng.

Thông qua mô hình sản xuất, kinh doanh hằng năm có hàng trăm hộ nông dân người DTTS đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi; xuất hiện nhiều tấm gương sáng về phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại cho thu nhập bình quân mỗi năm từ 100 triệu đồng trở lên. Tiêu biểu như gia đình các ông, bà: Bùi Công Bằng, xã Thành Long (Thạch Thành); Quách Đức Ban, xã Mậu Lâm (Như Thanh); Cao Thị Thịnh, xã Ban Công (Bá Thước)...

Trong phong trào xây dựng NTM, Người có uy tín đã vận động anh em, dòng họ và người dân tích cực tham gia đóng góp hàng nghìn ngày công, hiến hàng nghìn m2 đất, tiền của cùng hỗ trợ của Nhà nước để làm đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương nội đồng, cải tạo, xây dựng nhiều nhà văn hóa thôn, bản, phòng học, trạm y tế. Tiêu biểu như các ông: Triệu Văn Long, xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy); Phạm Văn Thư, xã Quang Trung (Ngọc Lặc)...

Nhờ sự đóng góp của đội ngũ Người có uy tín trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng NTM và sự nỗ lực chung tay của đồng bào các dân tộc, đến nay ở các huyện miền núi Thanh Hóa đã có gần 600 thôn, bản, và hơn 60 xã đạt chuẩn NTM, bình quân đạt 13,7 tiêu chí/xã; thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,3%. Đặc biệt, năm 2019 huyện Như Xuân đã thoát khỏi huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; 5% số xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), 65% thôn, bản ĐBKK vùng đồng bào dân tộc miền núi thoát khỏi diện ĐBKK giai đoạn 2016 - 2020 theo tiêu chí quy định.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.