Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa: Phát hiện gần 800 vụ vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Quỳnh Trâm - 18:27, 31/07/2023

Thời gian qua, tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại, khai thác tài nguyên khoáng sản, an toàn vệ sinh thực phẩm...

Cụ thể, trong năm 2022 và Quý 1/2023, Phòng PC05 đã phát phát hiện, kiểm tra gần 800 vụ vi phạm trên các lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong đó, đã hoàn thiện hồ sơ khởi tố 19 vụ; xử phạt vi phạm hành chính hơn 760 vụ với số tiền trên 15 tỷ đồng.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa thi hành lệnh bắt đối với Nguyễn Xuân Phượng (dấu X) Giám đốc Công ty TNHH xây dựng và Thương mại Tân Hải vì khai thác khoáng sản trái phép
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa thi hành lệnh bắt đối với Nguyễn Xuân Phượng (dấu X) Giám đốc Công ty TNHH xây dựng và Thương mại Tân Hải vì khai thác khoáng sản trái phép

Mới đây, Phòng Cảnh sát Môi trường đã tham mưu cho Công an Thanh Hóa kiểm tra, xử phạt 16 trạm trộn bê tông thương phẩm. Các trạm trộn bê tông nói trên đều vi phạm lỗi "Đổ chất thải rắn thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường" hoặc "Xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép". Tổng số tiền xử phạt gần 550 triệu đồng.

Thượng tá Nguyễn Văn Xiêm - Trưởng phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Thanh Hóa là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do vậy, kinh tế - xã hội của địa phương có sự phát triển vượt bậc, bộ mặt đô thị, nông thôn được đổi mới, đời sống Nhân dân từ đồng bằng đến miền núi không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Tuy nhiên, đi liền với đó, tình hình tội phạm nói chung, tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp. Nổi bật là tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tại một số địa bàn; khai thác khoáng sản không đúng thiết kế được phê duyệt; khai thác vượt trữ lượng; khai thác vượt ra ngoài khu vực cấp phép...

Theo thống kê, tỉnh Thanh Hóa hiện có 326 giấy phép khai thác khoáng sản, trong đó 31 giấy phép khai thác cát, sỏi; 295 giấy phép khai thác các loại khoáng sản đất, đá, phụ gia xi măng...; có 118 mỏ được cấp phép thăm dò; 123 mỏ được phê duyệt trữ lượng...

Ngoài ra, Thanh Hóa còn có hơn 27.000 doanh nghiệp đang hoạt động với hàng chục ngàn nhà máy, công xưởng sản xuất, chế biến...

Lực lượng chức năng Thanh Hóa kiểm tra công tác bảo vệ môi trường
Lực lượng chức năng Thanh Hóa kiểm tra công tác bảo vệ môi trường

Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trên lĩnh vực môi trường, thời gian qua, lực lượng cảnh sát môi trường Công an tỉnh đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp tích cực trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường. Đồng thời, chủ động phối hợp với các ngành chức năng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, Nhân dân đối với công tác bảo vệ môi trường.

Riêng lực lượng Cảnh sát Môi trường và Công an các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tiến hành rà soát, nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực, đối tượng, địa bàn trọng điểm, như: Lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, chế biến và trong nông nghiệp, xử lý chất thải...

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.