Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa: Nỗ lực bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỳnh Trâm - 10:36, 25/10/2021

Thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 05) về công tác dân tộc, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các chính sách về văn hóa, thể thao, du lịch tại vùng DTTS. Qua đó, từng bước khôi phục những giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của một số dân tộc đã bị mai một, đồng thời, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các DTTS, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, mức hưởng thụ văn hóa trong đồng bào các DTTS.

 Đồng bào các dân tộc Thanh Hóa luôn ý thức bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống
Đồng bào các dân tộc Thanh Hóa luôn ý thức bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống

Công tác quản lý, bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể vùng đồng bào DTTS được quan tâm, triển khai đồng bộ và đã cho kết quả rất đáng ghi nhận. Đến nay, tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện 12 dự án bảo tồn văn hóa các DTTS; trong đó, có một số dự án tiêu biểu như: Bảo tồn làng Mường truyền thống tại làng Lương Ngọc, xã Cẩm Ngọc; Lễ tục làm vía kéo si - dân tộc Mường (Cẩm Thủy); Lễ hội Xên Cung của đồng bào Khơ Mú (Mường Lát); kiểm kê khoa học Mo Mường Thanh Hóa; bảo tồn hát ru dân tộc Mường Thanh Hóa; bảo tồn hát khặp của người Thái...

Bên cạnh đó, nhiều lễ hội được khôi phục, gìn giữ và phát huy. Điển hình như: Lễ hội Mường Xia (Quan Sơn); Lễ hội Mường Ca Da (Quan Hóa), Lễ hội Mường Khô, Căm Mương (Bá Thước); Lễ hội Đình Thi (Như Xuân); Lễ hội sết Boọc Mạy (Như Thanh)... các lễ hội sau khi được phục dựng đã duy trì và phát huy tạo môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh cho đồng bào các DTTS.

Một trong những tiết mục của đồng bào DTTS ở Quan Hóa tai Lễ hội Mường Ca Da
Một trong những tiết mục của đồng bào DTTS ở Quan Hóa tai Lễ hội Mường Ca Da

Trong cộng đồng các DTTS ở Thanh Hóa, người Mường có số dân đông nhất, sinh sống tập trung ở các huyện Thạch Thành, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Bá Thước… Riêng ở Cẩm Thủy, người Mường chiếm gần 60% dân số. Để bảo tồn văn hóa của đồng bào, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp: Tổ chức các lớp tập huấn nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng; tổ chức đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm ở nhiều tỉnh phía Bắc có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống; xây dựng câu lạc bộ cồng, chiêng; khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống và các trò chơi, trò diễn truyền thống...

Theo ông Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Thanh Hóa, thời gian tới, Sở VHTT&DL đề nghị Bộ VHTT&DL đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích đã được phê duyệt quy hoạch, gồm: Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ, Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng, Di tích khảo cổ Hang Con Moong. Đồng thời, sớm triển khai kế hoạch xây dựng hồ sơ Hang Con Moong đề cử UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới...

Bên cạnh đó, Sở đề nghị Bộ VHTT&DL sớm triển khai rà soát, bổ sung Sầm Sơn, Hàm Rồng, Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Bến En và Pù Luông vào danh mục Khu du lịch quốc gia; hỗ trợ Thanh Hoá triển khai các giải pháp chuyển đổi số ngành Du lịch. Ngoài ra, Sở VHTT&DL cũng đề nghị Bộ VHTT&DL bổ sung Thanh Hoá là một trong những trung tâm thể dục - thể thao vùng. Quỳnh Trâm

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.