Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Thanh Hóa: Múa đèn xếp chữ và Hát chèo chải cổ đón nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia

T.Hợp - 13:05, 21/02/2024

Ngày 21/2, tại xã Thiệu Quang, UBND huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra lễ đón nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian Múa đèn xếp chữ và Hát chèo chải cổ trong lễ hội Ngư Võng Phường.

Đội văn nghệ múa đèn chạy chữ làng Nhân Cao biểu diễn tiết mục ""Múa đèn xếpy chữ". Ảnh: Hoa Mai - TTXVN
Đội văn nghệ múa đèn chạy chữ làng Nhân Cao biểu diễn tiết mục "Múa đèn xếpy chữ". Ảnh: Hoa Mai - TTXVN

Làng Nhân Cao (còn gọi là làng Ngói) xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa, nằm bên hữu ngạn sông Mã được hình thành cách đây khoảng 600 năm. Lịch sử hình thành của Nghệ thuật trình diễn dân gian “Múa đèn xếp chữ và hát chèo chải cổ” bắt đầu từ khi có lễ hội tháng Giêng có tên là “Ngư Võng Phường” của làng Nhân Cao (xã Thiệu Quang). Do bối cảnh lịch sử và chiến tranh, từ năm 1954 đến năm 1976, Nghệ thuật này bị mai một, đứt quãng, đến năm 1977 mới được các nhà nghiên cứu văn hóa trong tỉnh và Trung ương cùng các nghệ nhân trong làng sưu tầm khôi phục, được hoạt động trở lại.

Nghệ thuật trình diễn “Múa đèn xếp chữ, Hát chèo chải cổ” trong lễ hội Ngư Võng Phường là những hoạt động nghệ thuật dân gian mang đậm màu sắc tín ngưỡng sông nước của cộng đồng làng Nhân Cao, với mong muốn được dâng lên các vị thần linh, tổ nghề bằng tất cả lòng thành kính của mình. Hằng năm của làng Nhân Cao, “Múa đèn xếp chữ và hát chèo chải cổ” diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng, trong dịp lễ hội Ngư Võng Phường và được tổ chức tại đình làng.

Nghệ thuật “Múa đèn xếp chữ và hát chèo chải cổ” gồm 8 tiết mục trong đó có 3 tiết mục hát, múa chèo chải cổ; 5 tiết mục hát múa đèn xếp chữ với nội dung ca ngợi công ơn Đức Thánh cả, Thành hoàng làng cũng như ước mong của người dân về một cuộc sống ấm no, bình an, hạnh phúc. Thông qua lễ hội Ngư Võng Phường và thực hành “Múa đèn xếp chữ, hát chèo chải cổ” nhiều giá trị khoa học, lịch sử, văn hóa được trao truyền cho các thế hệ nối tiếp góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa cổ truyền của cộng đồng làng Nhân Cao nói riêng và văn hóa Xứ Thanh nói chung.

Nhận thức được tầm quan trọng của giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đồng thời để bảo tồn, phát huy giá trị di sản “Múa đèn xếp chữ và hát chèo chải cổ”, thời gian qua, huyện Thiệu Hóa đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời phối hợp với các cấp, ngành lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận nghệ thuật trình diễn dân gian này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trình diễn tiết mục “Hát và múa chân sào”. Ảnh: Hoa Mai - TTXVN
Trình diễn tiết mục “Hát và múa chân sào”. Ảnh: Hoa Mai - TTXVN

Với các giá trị văn hóa, tháng 3/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận nghệ thuật trình diễn dân gian “Múa đèn chạy chữ, hát chèo chải cổ” là Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia.

Ngày 21/2, tại xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra Lễ đón Chứng nhận Nghệ thuật trình diễn dân gian "Múa đèn chạy chữ, hát chèo chải cổ" trong lễ hội Ngư Võng Phường là Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng khẳng định: “Múa đèn xếp chữ và hát chèo chải cổ” là Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia, do đó, việc gìn giữ và bảo tồn, phát triển di sản này không chỉ là trách nhiệm của các nghệ nhân, người dân trong vùng di sản, mà còn của chính quyền và nhân dân xứ Thanh.

Thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa và Ủy ban Nhân dân huyện Thiệu Hóa cần quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn xã Thiệu Quang, nghệ nhân và người dân vùng di sản trong công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của di sản.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.