Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều di sản của Sơn La mới được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Nguyên - 21:35, 14/01/2024

Vừa qua, trong Hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La đã công bố các quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) về danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với một số di sản của các dân tộc tỉnh Sơn La.

Một hoạt động trong Lễ Xé Pang Á của dân tộc Kháng Sơn La được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này. Ảnh: Vy Liên
Một hoạt động trong Lễ Xé Pang Á của dân tộc Kháng Sơn La được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này. Ảnh: Vy Liên

Cụ thể, Bộ VHTT&DL đã công nhận nghi lễ Xén Pang Á của dân tộc Kháng tại các huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu; Mo Mường của dân tộc Mường tại huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Bắc Yên, Phù Yên và Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của dân tộc Dao tiền tại huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Phù Yên là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Như vậy đến nay, toàn tỉnh Sơn La đã có 110 di sản văn hóa được phê duyệt và đưa vào danh mục, trong đó có 15 Di sản văn hóa phi vật thể được Bộ VHTT&DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và một di sản được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là Nghệ thuật xòe Thái.

Cùng với đó, tỉnh Sơn La đang tích cực hoàn thiện hồ sơ để trình UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể “Mo Mường” là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo tồn khẩn cấp.

Ngành văn hóa Sơn La cũng đang lên các phương án để bảo tồn và phát huy giá trị các Di sản văn hóa phi vật thể mới được công nhận. Bên cạnh đó cũng sẽ tiếp tục phục dựng những nghi lễ, hoạt động giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc khác để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Sơn La.

Tin cùng chuyên mục
Người có uy tín góp sức cho những công trình từ Chương trình MTQG 1719

Người có uy tín góp sức cho những công trình từ Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đang phát huy vai trò quan trọng tham gia việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719). Người có uy tín trở thành một trong những lực lượng nòng cốt, tiên phong trong việc huy động sức mạnh tổng hợp, để thực hiện thành công Chương trình.