Nghệ thuật trang trí trên trang phục người Mông thị xã Sa Pa gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tộc người. Bộ trang phục truyền thống của người Mông đen Sa Pa mang giá trị thẩm mỹ cao, nổi bật là các hoa văn trang trí trên trang phục thông qua kỹ thuật thêu, ghép vải và in sáp ong. Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống là đứa con tinh thần của cộng đồng người Mông đen ở thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai. Thông qua nghệ thuật trang trí, đồng bào Mông đen gửi gắm khát vọng cháy về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
“Nghệ thuật làm trang phục của người Mông đen thị xã Sa Pa” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia khẳng định sức sống trường tồn trong dòng chảy văn hóa các dân tộc; đồng thời, thể hiện đóng góp to lớn của văn hóa các dân tộc trong việc tạo điểm nhấn và thu hút khách du lịch đến với Sa Pa. Qua đó, góp phần vào giữ gìn và phát huy sự phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Sa Pa nói riêng, kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam nói chung. Đây cũng là cơ hội để bạn bè trong nước và Quốc tế biết đến sự đa dạng và nét đẹp trong văn hóa của đồng bào DTTS thị xã Sa Pa.
Như vậy, đến thời điểm này thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai có 14 di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.